Nhãn:

Lê Thăng Long - “Lập công chuộc tội”


Xin gửi đến anh em bài viết về một tổ chức, ra đời với bàn tay lông lá, chuẩn bị của ...đứng đằng sau.


1 thư

binhan nguyenle <binhannguyenle@gmail.com> 09:43 Ngày 24 tháng 7 năm 2012

Tới: binhannguyenle@gmail.com

Bcc: hosodanchu@gmail.com

Xin gửi đến anh em bài viết về một tổ chức, ra đời với bàn tay lông lá, chuẩn bị của .... đứng đằng sau.

  Lê Thăng Long - “Lập công chuộc tội”


Theo khai nhận trước tòa của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, thì từ những năm 2005, đã bàn bạc, ý đồ thành lập các tổ chức mang danh “Chấn hưng nước Việt” để tập hợp lực lượng, hình thành các đảng đối lập như Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, Đảng Lao động. Lê Thăng Long được giao nhiệm vụ tiếp cận, tác động, lôi kéo nhân sỹ, trí thức, doanh nhân và tác động, thu hút nhiều người tham gia tổ chức. Đồng thời, Thức, Long, Định đã liên hệ và tìm sự hậu thuẫn của một số chính khách Mỹ, số tổ chức hải ngoại ủng hộ cho sự phát triển của tổ chức.…không thừa nhận ý đồ “lật đổ chính quyền”.

Tổ chức “Chấn hưng nước Việt”  bị lộ, có nhiều nguồn tin và lý do. Nhưng có một điều ít ai biết đến đó là, sau khi thông tin tổ chức “Chấn hưng nước Việt” ra đời do nhóm trí thức ở Việt Nam. Ông Nguyễn Sỹ Bình (đảng trưởng Đảng nhân dân hành động ở Mỹ, do cố thủ tướng Việt Nam- Võ Văn Kiệt lập ra năm 1991) đã đưa “con tốt” Nguyễn Tiến Trung tiếp cận, móc nối Lê Công Đinh, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long thu thập tình hình. Năm 2007, Nguyễn Sỹ Bình đưa Trung về nước (sau 5 năm du học tại Pháp, vì biết Trung có tư tưởng đa nguyên đa đảng, năm 2006 Bình khuyến khích, hướng dẫn Trung thành lập Tập hợp thanh niên dân chủ ở Pháp là tổ chức ngoại vi của đảng NDHĐ, Nguyễn Tiến Trung đã được kết nạp làm Đảng viên đảng DCVN, giữ chức vụ Trưởng ban thanh niên, Ủy viên trung ương đảng DCVN, như Trung đã khai trước tòa) tham gia tổ chức của Thức, kích động, xúi dục và xúc tiến cho nhanh chóng ra đời tổ chức “Chấn hưng nước Việt” tiến tới kêu gọi quần chúng nhân dân và sự hậu thuẫn của hải ngoại đứng lên lật đổ chính quyền Việt Nam. Thông tin nhóm “phản động” của Trần Huỳnh Duy Thức được Nguyễn Tiến Trung báo cho Nguyễn Sỹ Bình và Bình chuyển về “trung tâm ĐCSVN”, lâu nay Nguyễn Sỹ Bình chưa có cơ hội lập thêm công trạng cho Đảng CSVN. Lúc này là lúc Bình chơi con bài “nuôi gà để biếu”, như trước đây Bình kêu gọi những người dân tỵ nan, lưu vong tại Campuchia gia nhập Đảng nhân dân hành động, đưa họ về Việt Nam và giao cho công an Việt Nam tống vào tù.

Tại Việt Nam, theo Điều 4 Hiến Pháp thì chỉ có một đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng CSVN, nếu tổ chức nào thành lập có ý đồ tranh dành quyền lực hay lật đổ Đảng CSVN sẽ bị bắt và đập chết ngay. Thấy tính chất nguy hiểm của cái tổ chức phản động của Trần Huỳnh Duy Thức. Đảng CSVN chỉ đạo Cơ quan An ninh ra tay “bóp chết từ trong trứng” tổ chức này.

Diễn biến vụ án: Từ tháng 6/2009, cơ quan Công an Việt Nam đã bắt giam Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79 BLHS nước CHXHCNVN) của Bộ luật hình sự. Trong quá trình xét xử Lê Thăng Long đã thành khẩn khai báo, thừa nhận vi phạm pháp luật, viết đơn xin được khoan hồng, xin miễn giảm trách nhiệm hình sự nên sau 02 lần xét xử Long được giảm án từ 5 năm tù và 03 năm quản chế, xuống còn 3,5 năm tù. Sau khi những thông tin vụ án lên báo chí Việt Nam, chỉ đích danh những “anh hùng, trí thức kinh tế, luật sư” Thức, Trung, Định chủ mưu, cầm đầu, kích động, xúi dục… này bị lôi từ trong bóng tối ra, bị cho vào tù và họ trở nên nổi tiếng chống chế độ Cộng sản Việt Nam. Cả thế giới biết đến vụ án “âm mưu lật đổ chế độ Việt Nam”. Có nhiều người hoan nghênh Cơ quan An ninh Việt Nam rất giỏi, ngăn chặn một tổ chức “phản động” với âm mưu lật đổ chế độ Việt Nam, đưa đất nước tránh được một cơn biến loạn, cho nhân dân Việt Nam tiếp tục được bình an làm ăn, sinh sống. Nhưng cũng có nhiều “người khác” kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy thả hoặc giảm án cho những nhân vật trên vì họ chỉ là những nhà bất đồng chính kiến, họ chỉ đưa ra đường lối giúp đỡ lãnh đạo Việt Nam chứ không có ý đồ lật đổ nhà nước Việt Nam, chỉ lập thêm Đảng để có sự đấu tranh tìm ra chân lý, tìm ra cái mới, hướng phát triển đất nước chứ không lật đổ Đảng CSVN…

Nhưng tiếc thay, những bản khai báo “thành khẩn”, đầy đủ, lấy công chuộc tội của Lê Thăng Long đã nói lên tất cả. Nó buộc tội cho những kẻ chủ mưu, cầm đầu, hoạt động tích cực như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung. Dựa vào những bằng chứng, lời khai của Long thì Thức, Định, Trung, trước cơ quan An ninh, trước Tòa án thì càng chối thì bị cho là “ngoan cố” và lại càng bị nặng tội. Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung cũng là người “tức thời” nên nhận tội và được mức án không cao lắm.

Ngày 20/01/2010, Tòa án Nhân dân TPHCM đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm các bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung và tuyên án: Trần Huỳnh Duy Thức mức án cao ngất 16 năm tù, 5 năm quản chế; Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, Lê Công Định 5 năm tù, Lê Thăng Long 05 năm tù và 3 năm quản chế. Ngày 11/5/2010, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao TPHCM tuyên giảm án cho duy nhất Lê Thăng Long từ 5 năm tù xuống còn 03 năm 06 tháng tù và 03 năm quản chế vì gia đình “cọng sản nòi -  Lê Thăng Long có Cha, Mẹ là cán bộ hưu trí, đảng viên ĐCSVN, lão thành cách mạng. Vợ là tiến sĩ- giảng viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đảng viên ĐCS” có công lớn với cách mạng. Long ăn năn hối cải, khai báo thành khẩn, có đơn xin giảm án… và quan trọng nhất là Lê Thăng Long “lập công chuộc tội”.

Lê Thăng Long, sinh 1967; tốt nghiệp kỹ sư tin học năm 1990. Năm sau, công tác tại Phân viện Ðiện tử và Tin học (nay là Phân Viện Nghiên Cứu Ðiện Tử, Tin Học, Tự Ðộng Hóa, Bộ Công Thương). Năm 1994, ông cùng với Trần Huỳnh Duy Thức sáng lập nên công ty Tin học Duy Việt tại Hà Nội. Năm 2001, chuyển công ty Tin học Duy Việt thành công ty Global EIS, ông giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị. Sau đó, ông lập thêm công ty INNOTECH tại Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực phát triển đầu tư công nghệ và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc.

Ngày 04/6/2012, Lê Thăng long được ra tù trước thời ghạn 06 tháng, ngoài những tình tiết giảm nhẹ trên, theo Lê Thăng Long còn thêm lý do “trong quá trình thi hành án, có chương trình gọi là chương trình thi đua giữa các người tù. Trong bốn tiêu chuẩn thi đua đó, tiêu chuẩn đầu tiên là chấp nhận, thành khẩn hối cải, nhận tội lỗi của mình…. Do đó vì tôi (LTL) nhận tội nên được giảm hai lần. Còn đối với những trường hợp như của chúng tôi mà không nhận tội thì không được giảm án, sẽ bị xếp loại yếu (LTL)”.

Mọi người khi tiếp cận Phong trào này không thể không đặt dấu hỏi (? cho con người Lê Thăng Long). Tại sao chỉ 06 ngày sau khi ra tù (nghỉ ngơi, xả hơi hay làm việc hết mình) thì ngày 10/6/2012 Lê Thăng Long công bố cho ra đười cái gọi là “Phong trào Con đường Việt Mam”?!. Quả thật, chúng ta thấy giật mình, quá tài tình cho một vị tù nhân chính trị Lê Thăng Long, quá siêu tốc cho ra đời một Phong trào dân chủ. ./.

Binh An

24/7/2012

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4