Nhãn:

VỀ "CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG" CỦA NGUYỄN THÚY HẠNH

Dận chủ Nguyễn Thúy Hạnh nối gót Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy đăng đàn với màn "chương trình hành động" tranh cử vào Quốc hội khóa 14.

Đọc cái gọi là Chương trình hành động, được biết Hạnh sinh ngày 25/5/1963, có địa chỉ thường trú ở Tây Hồ, Hà Nội. Hạnh được biết đến là một trong những thành viên của nhóm No-U, là kẻ bốc đồng và luôn tự cho mình là người “yêu nước". Thị thường xuyên góp mặt trong các cuộc tụ tập gây rối trong các buổi "tưởng niệm", hay "biểu tình" trá hình để chống chế độ.

Đọc qua cái gọi là chương trình hành động ấy người ta hiểu rằng, cái trình chính trị của thị không vượt qua ngọn cỏ. 

Bản chương trình hành động của thị đại để có phần A: Bảo vệ chủ quyền, với 5 đề nghị, 01 công khai; và phần B: Bảo vệ quyền của phụ nữ. Những lời hứa và đề nghị của thị chả có gì mới mẻ mà ngược lại, nó cũ rích và xưa như trái đất.

Thực tế, những điều Nguyễn Thúy Hạnh tuyên ngôn thì những người đại diện cho nhân dân với tầm cao trí tuệ của một tập thể lãnh đạo đã nói và làm. Tất cả những điều ấy đã và đang được thể hiện trong đường lối chính trị của đảng cộng sản Việt Nam, mà cụ thể là trong đường lối đối nội, đối ngoại, đường lối an ninh quốc phòng. Những gì Hạnh thể hiện trong Chương trình chỉ chứng tỏ thị là kẻ ít đọc. Tiện đây nói luôn:

Với đề nghị thứ nhất: 1/ Đề nghị Quốc hội thống nhất và giao cho Chính phủ trình và ký Hồ sơ Kiện Trung Quốc ra toà án Quốc tế về việc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 1/1974. Theo luật Quốc tế thì chỉ còn thời hạn 8 năm cho VN kiện đòi Hoàng Sa. 

Chuyện kiện Trung Quốc ra tòa, đảng, chính phủ đã có những thảo luận sâu với sự tham gia của các luật sư nổi tiếng và cả tư vấn của các chuyên gia. Những vấn đề cơ bản như, kiện thì kiện vấn đề gì, nội dung nào, kiện lên Tòa nào (Chọn tòa nào sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng. Đó có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) ở Hamburg (Đức); Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) tại La Haye (Hà Lan); hay một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS như cách Philippines đang làm), và cả những dự kiến phản ứng của quốc tế cùng hệ lụy. Vấn đề này, Hạnh chỉ là chú chim non "chưa vỡ bọng cứt".

Với vấn đề thứ hai: 2/ Đề nghị Quốc tế hoá vấn đề chủ quyền, bẻ gãy ý chí "song phương" mà Trung Quốc ép chúng ta. Sử dụng các diễn đàn học thuật, kinh tế, đa phương, để tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế đối với chính nghĩa của VN trong vấn đề chủ quyền.

Câu chuyện này không cần Hạnh đề nghị bởi đảng, nhà nước Việt Nam đã làm. Việt Nam đã nhanh chóng nhận ra dã tâm của Trung Quốc trong việc muốn song phương hóa vấn đề, nên chủ trương hoàn toàn đúng đắn là, những gì liên quan đến nhiều quốc gia tranh chấp thì phải đa phương hóa, còn nếu chỉ có ta và Trung Quốc tranh chấp thì sẽ phải là song phương. Riêng về việc sử dụng các diễn đàn, các chuyên gia quốc tế để tranh thủ sức mạnh quốc tế thì các nhà lãnh đạo nước ta đã đi trước Hạnh từ khi ả chưa ra đời. Chính vì thế mà bạn bè quốc tế ủng hộ ta ngày càng đông.

Vấn đề thứ ba: 3/ Xã hội hoá, để mỗi người dân trên đất nước có trách nhiệm và quyền lợi được đóng góp cụ thể vào việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và khích lệ lòng yêu nước. Thúc đẩy QH nhanh chóng ra Luật biểu tình để người dân được quyền bày tỏ tình cảm và nguyện vọng của mình trước các vấn đề xã hội và chính trị quan trọng.

Đây cũng là tuyên ngôn thừa của Nguyễn Thúy Hạnh. Khỏi nói nhiều, việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đã được ghi rõ trong Hiến Pháp, nó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mọi công dân, chỉ có kẻ tách khỏi lợi ích dân tộc, đề cao lợi ích cá nhân mới không tham gia. Còn luật biểu tình, Bộ Công an là cơ quan được giao soạn thảo, hiện đã hoàn thành, chỉ chờ ngày được trình trước Quốc hội để lấy ý kiến của người dân cả nước.

Vấn đề thứ tư: 4/ Công khai hoá vấn đề chủ quyền, để mỗi người dân hiểu rõ thực trạng và tình hình chủ quyền của VN trên biển và trên đất liền đã bị xâm phạm như thế nào, không giấu giếm các vấn đề về chủ quyền (trong phạm vi không phải là bí mật quốc gia).

Tôi dám chắc, vấn đề chủ quyền quốc gia đã được bạch hóa từ lâu, đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vấn đề là mặc dù được bạch hóa, trừ những gì thuộc bí mật quốc gia, nhưng thực tế vẫn có những kẻ chống phá nhà nước chọc ngoáy, tung ra những tài liệu giả mạo, khiến cho những người như Nguyễn Thúy Hạnh ngả nghiêng, không biết đâu là sự thật.

Vấn đề thứ năm: 5/ Phi nhạy cảm hoá. Xoá bỏ việc cấm kỵ khi nhắc đến vấn đề chủ quyền. Báo chí không bị nhắc nhở gọi "tầu lạ", "người lạ"... Đưa vào chương trình sách giáo khoa cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 2/1979, Hoàng Sa 19/1/1974, và Gạc Ma 14/3/1988, tổ chức kỷ niệm những sự kiện này, tri ân những chiến sĩ đã ngã xuống khi chiến đấu giữ gìn biển đảo và biên cương.

Nội dung này, Hạnh lại thể hiện là người kém hiểu biết. Đã nhiều lần, các lãnh đạo đảng và nhà nước, người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm tuyên bố rằng, "không có vùng cấm" khi nhắc tới vấn đề chủ quyền lãnh thổ, vấn đề là ở chỗ, đã nói thì phải nói đúng sự thật với tinh thần xây dựng. Chuyện "tàu lạ" thì đương nhiên phải gọi thế trong lúc chưa có kết luận chính xác. Sự cẩn trọng của báo chí xuất phát từ yêu cầu nghiêm ngặt của nghề báo và vì nó có thể liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Hãy tưởng tượng rằng, ta tuyên bố đó là tàu Trung Quốc, mà sau khi xác minh, nó lại là tàu Thái Lan thì điều gì sẽ xảy ra? 

Chuyện đưa vào chương trình sách giáo khoa cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 2/1979, Hoàng Sa 19/1/1974, và Gạc Ma 14/3/1988, thì trên thực tế đã có. Chỉ có điều, nó còn quá cô đọng, và cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có quyết định sẽ chi tiết hơn. 

Riêng việc tổ chức kỷ niệm những sự kiện này, tri ân những chiến sĩ đã ngã xuống khi chiến đấu giữ gìn biển đảo và biên cương thì có lẽ Hạnh đã mù quáng. Đảng và nhà nước đã có những chính sách đãi ngộ đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, và Hạnh hãy thử đi khắp mọi miền Tổ quốc để chứng kiến sự thật là, khắp nơi, đâu đau cũng có những nghĩa trang, tượng đài tưởng niệm những người có công với đất nước, trong đó có các anh hùng sĩ.

Vấn đề thứ sáu: 6/ Đề nghị Quốc hội đẩy mạnh lộ trình thoát ra khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực kinh tế bằng các biện pháp: Giảm lệ thuộc vào nhà thầu TQ, giảm nhập siêu đặc biệt là nguyên phụ liệu, và máy móc lỗi thời từ TQ, xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh, có các chính sách công bằng giữa các khối doanh nghiệp...

Không cần Hạnh đề nghị thì những nội dung này cũng đã được thể hiện ngay trong chính sách và trong các việc làm của đảng và nhà nước. Tuy nhiên, như ta thấy, ngay cả các cường quốc trên thế giới vẫn bị lệ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Vấn đề là chúng ta không bị lệ thuộc hay nô dịch về chính trị là được. 

Vấn đề cuối cùng, Hạnh viết với mục đích lôi kéo sự ủng hộ của phái nữ, nhưng rất tiếc những điều Hạnh viết là thừa bởi chuyện: ngăn chặn nạn bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội mà phụ nữ là nạn nhân, chuyện xử lý triệt để các tổ chức buôn bán, môi giới phụ nữ và trẻ em; tạo công ăn việc làm cho phụ nữ; thúc đẩy các chính sách giáo dục, văn hoá để nâng cao ý thức tôn trọng phẩm giá của người phụ nữ, giúp phụ nữ ý thức được giá trị bản thân và lập các trung tâm tư vấn pháp lý đầy đủ cho những người phụ nữ muốn lấy chồng ngoại đã và đang được thực hiện ở Việt Nam.

Như vậy, những gì mà Nguyễn Thúy Hạnh thề thốt nhằm kiếm lá phiếu ủng hộ là thừa. Nó đơn giản chỉ là cóp nhặt, sao chép trên mạng, và nếu so sánh với những việc làm của thị trong thời gian qua thì người dân dám chắc, đó chỉ là những câu chót lưỡi đầu môi. Chỉ những kẻ tâm thần hoang tưởng và những kẻ cùng hội cùng thuyền mới có thể bỏ phiếu cho Hạnh.

Đã bao giờ Nguyễn Thúy Hạnh tự hỏi: vì sao người dân gọi Hạnh là rận với thái độ khinh miệt?

Người như Nguyễn Thúy Hạnh, nếu còn chút tự trọng và lương tâm thì hãy phắn đi cho dân được nhờ.

2 nhận xét :

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4