Nhãn: ,

Trao đổi cùng ông Nguyễn Thanh Giang

Gần đây , ông Nguyễn Thanh Giang đăng tải trên internet một bài nhân danh “ Góp ý của nhân dân vào dự thảo văn kiện trình đại hội XI …” , trong đó đã bác bỏ luận điểm “ Loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH” của dự thảo “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH( bổ sung phát triển năm 2011)”.
Thật không khó khăn gì để nhận biết được ý đồ của Nguyễn Thanh Giang, chẳng qua là ông muốn khuyên Việt Nam đi con đường tư bản chủ nghĩa, mà đã đi con đường TBCN thì cũng chẳng cẩn ĐCSVN , chẳng cần điều 4 của Hiến pháp ; hơn nữa một khi CNXH không phải là tương lai của loài người thì chủ nghĩa Mác còn có ý nghĩa gì ! Đó là những thực chất nhất của động cơ chính trị của ông Giang .

Theo Nguyễn Thanh Giang thì luận điểm “loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH” không có ý nghĩa chính trị thiết thực vì không đề cập gì về thời gian , không gian , thời điểm , các phương thức …Nói cách khác , theo ông Giang thì luận điểm đó là viển vông . Phải nói ngay với ông Giang rằng luận điểm “ loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH” là kết quả tổng hợp rút ra từ chủ nghĩa Mác . ở đây là CN Mác nêu cái xu hướng vận động khách quan của xã hội loài người , tức nêu lên quy luật , nêu lên tính tất yếu của sự vận động , sau khi đã quy nạp , mổ xẻ phân tích lịch sử sự tiến hoá của nhân loại , đặc biệt là phân tích sâu sắc hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa. Nói cách khác , ở đây chủ nghĩa Mác nêu lên cái lôgích tất yếu phát triển của sự vật , nêu lên phán đoán khoa học , chứ không phải làm việc “ thầy bói” như ông Giang yêu cầu. Về thời gian , không gian , thời điểm , phương thức là vấn đề lịch sử cụ thể , có hoàn cảnh cụ thể của nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan . Có nước tư bản rất phát triển nhưng lại chậm xảy ra quá trình tiến lên CN XH , trái lại có nước kém phát triển nhưng lại sớm xảy ra quá trình tiến lên CNXH , đó là lịch sử cụ thể , do quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của CNTB thế giới sinh ra , do đấu tranh trong tương quan so sánh các lực lượng xã hội sinh ra . Có nước phải trải qua đấu tranh bạo lực , lại có nước trải qua đấu tranh dân chủ nghị viện để hình thành chế độ xã hội mới . Hơn nữa việc tiến lên chủ nghĩa xã hội của loài người là cả một thời đại kéo dài , chứ không phải là một sớm một chiều , thậm chí cũng quanh co khúc khuỷu như nhiều sự vật , hiện tượng khác .
Tác giả NGuyễn Thanh Giang cho rằng luận điểm “ loài người nhất định sẽ tiến tới CHXN” là chưa đủ cơ sở lí luận và căn cứ thực tiễn . Lại phải nói lại rằng chủ nghĩa Mác đã phân tích lịch sử tiến hoá nhân loại chỉ ra rằng đó là lịch sử của các phương thức sản xuất , chúng phát triển từ thấp đến cao , chủ nghĩa Mác đặc biệt phân tích mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản , đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất . Không kể mấy chục cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua , mà chỉ nói tới cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa xảy ra , thì chắc ông Giang không thể phủ nhận mâu thuẩn cơ bản ấy . Tuy CNTB vẫn đang còn sức tồn tại và phát triển nhất định ,song nó không sao tự khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của nó , tự nó đặt ra yêu cầu xã hội XHCN thay thế xã hội TBCN như là giải pháp tất yếu cho tiến bộ xã hội của lịch sử loài người .
Còn cơ sở thực tiễn ư ? Với CNXH , Liên Xô từ một nước CNTB trung bình thấp , lại trải qua chiến tranh khốc liệt chống phát xít , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn , đã trở thành siêu cường quốc trên thế giới . Còn việc Liên Xô tan vỡ thì có những nguyên nhân và hoàn cảnh trực tiếp của cuối những năm 80 thế kỉ trước mà người ta đã có nhiều sự phân tích sâu sắc , thiết tưởng không cần nhắc lại . Các nước XHCN còn lại , trong đó có Việt Nam , Trung Quốc rút ra bài học kinh nghiệm thực tế , tiến hành đổi mới , cải cách trên cơ sở kiên định chế độ xã hội chủ nghĩa , thu được những thành tựu to lớn được cả thế giới ca ngợi . Những điều ấy của lịch sử , Nguyễn Thanh Giang có biết không , hay ông giả bộ không nhìn thấy mà nói bừa rằng con đường XHCN là chưa có đủ căn cứ thực tiễn !
Lại hỏi ông Giang : nếu không có tiền đề có tính quy luật là “ loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH” thì làm sao có con đường XHCN ở Việt Nam được ? Rõ ràng sáng tỏ như ban ngày rằng luận điểm “ loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH” phải là luận điểm xuất phát để xây dựng Cương lĩnh chính trị là đúng chứ , sao ông Giang lại chậm nhận thức như vậy ?

Sơn Hà

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4