HÃY CẢNH GIÁC VỚI TÀN DƯ CỦA CHÚ CHÁNH BỊP TẠI THÁI LAN
Phan Hữu Trí
Sơ Lược Về Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do (CPCMVNTD)
Qua một thời gian tham gia Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do (CPCMVNTD) do Nguyễn Hữu Chánh dựng lên, các ông Nguyễn Duy Hinh thiếu tướng QLVNCH, luật sư Trần Văn cựu sĩ quan quân pháp, Nguyễn Văn Tánh Chức vụ tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại, Trần Đức Hậu Tổng trưởng Thanh niên, Lê Viết đại biểu của CPCMVNTD tại Arizona đã tỏ ra lạnh nhạt với tổ chức này khi thấy được rõ bộ mặt của Nguyễn Hữu Chánh với nhiều thủ đoạn bịp bợm đến mức tột cùng của sự vô liêm sỹ, nên đã chính thức ly khai với Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do, đồng thời cũng đã có tiếng nói chính thức trên các phương tiện truyền thông về sự bịp bợm của Nguyễn Hữu Chánh, hầu cảnh báo cho những người Việt có tấm lòng với công cuộc cách mạng giải thể chế độ cộng sản sẽ không bị chú Chánh Bịp lừa phỉnh để phải tán gia bại sản như những nạn nhân đầu tiên của Chú Chánh.
Thiếu Tướng QLVNCH Nguyễn Duy Hinh, nguyên cựu tư lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã trình bày rằng: “Vào đầu những năm 90, miền Nam California nổi tiếng là nơi sôi động với nhiều hoạt động “cách mạng” thật giả lẫn lộn. Đầu năm 1994, Chú Chánh tung tin có một tổ chức gọi là Liên quân Kháng chiến Đông Dương, với quân số 2 vạn, rồi mời cựu tướng Lâm Văn Phát hợp tác. Nhưng ông này sau khi tham quan tìm hiểu ở Campuchia đã lẳng lặng rút lui. Không chịu nằm im, cuối năm 1994, Chú Chánh lại tập hợp một nhóm luật sư gồm Đoàn Văn Tiên, Trần Danh San, bác sĩ Lê Quang Giao... để thành lập một chính phủ lưu vong, nhưng cũng bất thành vì có nhiều ý kiến khác nhau.
Cuối tháng 4 năm1995, Chú Chánh tuyên bố hình thành CPCMVNTD do “thủ tướng” Nguyễn Hoàng Dân nắm quyền ở quốc nội và mình được giao toàn quyền hành động để “làm cách mạng” trong và ngoài nước. Giữa năm 1996, cựu trung tướng Lưu Quang Viên và một vài nhân vật Việt Nam Cộng hòa cũ tham gia CPCMVNTD nên tên tuổi Nguyễn Hữu Chánh bắt đầu được chú ý, khởi sắc.
Đến cuối năm 1996, Nguyễn Hữu Chánh tung thêm tài liệu chi tiết về CPCMVNTD, xem chừng rất quy củ. Nhưng những đồng hội đồng thuyền của Chánh nói: “Chánh làm việc nặng về hình thức và trình diễn. Giấy tờ, hồ sơ tài liệu, biểu đồ in hay vẽ nhiều màu sắc, hội họp rềnh rang, khua chiêng gõ trống rùm beng...”. Có lần, “hội nghị cao cấp” bàn chuyện mật lại họp ở nơi trống trải. Còn “thủ tướng” Dân chỉ là bù nhìn, dựa vào đấy Chánh “múa gậy vườn hoang”, phóng đại lừa dư luận hải ngoại.
Gần cuối tháng 9 năm 1997, Nguyễn Hữu Chánh đưa ra một “công điện tối mật” của Nhà Trắng về việc đảo chính tại Việt Nam, nêu đích danh ủng hộ Nguyễn Hữu Chánh làm Thủ tướng của Chính phủ mới... Chuyện đảo chính ở Việt Nam như quả bóng xì hơi, nhưng trót đâm lao, Chánh đề xướng tiếp chương trình “đào tạo cán bộ cách mạng quốc nội”. Vài thành viên được cử đi Phnôm Pênh (Campuchia) chiêu mộ người. Vào thời gian đó, Bộ Tham mưu tiền phương di chuyển đến Khlong Yai là một thị trấn nằm ở bờ biển Đông Thái Lan, gần Hà Tiên. Từ tháng 10 năm 1997 đến đầu năm 1998, “tân thủ tướng” tổ chức được 6 khóa cấp tốc huấn luyện, mỗi khóa 10 người đều là người Việt Nam sống tại Campuchia và các lão già cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa.
Sang đầu năm 1998, Nguyễn Hữu Chánh đưa ý kiến tổ chức đại hội biên thùy vào dịp 30 tháng 4. Để thực hiện kế hoạch này 60 người Việt tị nạn “tân tuyển” được thu gom đưa ra biên giới Thái Lan - Campuchia, lén chặt cây, dựng nhà sàn, lập vài cơ sở lậu gọi là “căn cứ kháng chiến” Nguyễn Hữu Chánh đã bổ nhiệm một đồng hương người Bình Định vừa mãn án tù là Lê Huy Tâm, bí danh là Lee hoặc Ly làm chủ tịch mặt trận, tổng chỉ huy căn cứ kháng chiến. Ngày 29 tháng 4 năm 1998, một phái đoàn hải ngoại khoảng 70 người từ tứ phương đến căn cứ, gồm một số người Mỹ, Người Italia thất nghiệp và cả một số người Thái được Nguyễn Hữu Chánh thuê đóng vai nhân viên CIA, tỷ phủ, chủ nhà băng ủng hộ công cuộc kháng chiến của chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do của Nguyễn Hữu Chánh và thủ tướng quốc nội Nguyễn Hoàng Dân. Sáng sớm 30 tháng 4, đại hội biên thùy bị Cảnh sát Thái Lan bao vây, lục soát gây hỗn loạn. Đến trưa, nhờ quân lực Thái Lan giải cứu, căn cứ ổn định lại và Chánh cố thực hiện được vài lễ kỷ niệm. Nhưng hôm sau, Cảnh sát Thái Lan lại ập tới bố ráp dữ hơn trước. Đoàn khách hải ngoại may mắn thoát khỏi vòng vây, còn các “cán bộ cách mạng quốc nội” thì bị bắt giữ. Thế nhưng Chú Chánh cũng kịp chụp được một số hình ảnh, quay được vài đoạn phim với vai diễn của nhóm người Việt lưu vong trong quân phục rằn ri mới, với khẩu hiệu, biểu ngữ, khách quốc tế... thật giả lẫn lộn.
Trong phần cuối bản phúc trình hai năm tham dự tổ chức Nguyễn Hữu Chánh từ năm 1997 đến năm 1998, Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh cho rằng vở tuồng cần chấm dứt: “... Đôi ba người ngẩn ngơ hay thiếu suy nghĩ không biết rằng tất cả đã bị lộ, đã dại dột nhận tiền, nghe theo lời Chánh mang một vài bó cờ hay truyền đơn về Việt Nam nên sa vào bẫy. Đây là một minh chứng rằng Chú Chánh đã đưa các chiến hữu vào tử địa để kiếm lợi riêng.” Ít nhất đã có 37 người do Lê Huy Tâm tức Lee, Chủ Tịch Mặt Trận, Tổng Chỉ Huy “Căn Cứ Kháng Chiến” cử về nước với những bó truyền đơn, nhưng khối chất nổ để thực hiện hành vi khủng bố tại một số địa điểm được Nguyễn Hữu Chánh chỉ định tại Sài Gòn. Điều đáng thương cho những người nhận nhiệm vụ nhập nội này đã không biết rằng chính “Thủ Tướng” Nguyễn Hữu Chánh và “Thủ Tướng” Nguyễn Hoàng Dân đã cung cấp tất cả thông tin về chiến dịch “Hòa Bình” và chiến dịch “Qua Sông” cho cơ quan an ninh của Cộng Sản Việt Nam, cho nên lần lượt 37 nhân sự của Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do vừa đặt chân đến Sài Gòn, chưa kịp hành động gì thì đã bị tóm gọn và đã bị đưa ra tòa án xét xử với tội danh “Khủng Bố” vào ngày 16 tháng 5 năm 2001 với những mức án hết sức nặng nề mà không ít người đã chết trong các trại giam do bệnh tật vì bị giam chung với những phạm nhân hình sự đã nhiễm bệnh lao hoặc bệnh AIDS. Hiếm hoi có một vài người sống được đến ngày mãn án đã được trả tự do như Nguyễn Thị Thu Thủy, Huỳnh Bửu Châu, Huỳnh Anh Tú, Huỳnh Anh Trí… Điều đáng lưu ý ở đây là mặc dù được “chính phủ” thông qua chủ tịch mặt trận Lê Huy Tâm giao trọng trách nhập nội, nhưng cũng chính chính phủ và chủ tịch mặt Trận đã mật báo cho cơ quan an ninh Việt Nam về kế hoạch nhập nội đó, để các chiến sỹ nhập nội bị bắt, bị đưa ra tòa và lãnh án tù nhằm tạo tiếng vang cho Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự Do và cho “Thủ Tướng” Nguyễn Hữu Chánh, nhưng trong suốt thời gian chịu án tù, tất cả 37 “chiến sỹ” của Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do đều là những người tù mồ côi, chỉ nhận được sự trợ giúp của quỹ tù nhân lương tâm cũng như của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam mà chưa bao giờ có được một lời thăm hỏi hay một viên thuốc Aspirin hay một đồng xu thăm nuôi nào của Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do cả.
Đến nay những lãnh đạo quốc nội của Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do như Thủ Tướng Nguyễn Hoàng Dân, Đại tướng Nguyễn Văn Sỹ đều đang im hơi lặng tiếng. Riêng “Chủ Tịch Mặt Trận” Lê Huy Tâm, tức Lee, sau khi được tái định cư ở Đan Mạch một thời gian đã quay lại Bangkok, Thái Lan từ năm 2006 sống bất hợp pháp bằng giấy tờ tùy thân giả mạo của Thái, tại một Soi 40 Srinakalin tức soi Suphaphong tại Bangkok, Thái Lan và hiện là tour guide cho môt công ty du lịch của Việt Nam là công ty “Tọn Xảm” tức là công ty du lịch 333. Công việc hằng ngày của “Chủ Tịch Mặt Trận” Lê Huy Tâm là đưa đón du khách Việt Nam nhất là các quan chức cao cấp của Hà Nội đi các sex tour tại Thái Lan. Ngoài ra “Chủ Tịch Mặt Trận” Lê Huy Tâm còn tiếp tục móc nối những người Việt Nam đang tạm dung trên đất Thái tham gia vào tổ chức Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do (CPCMVNTD) để tiếp tục đưa các chiến sỹ “sang sông” vào các nhà tù của Cộng Sản Việt Nam nhằm tiếp tục tạo tiếng vang cho Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do (CPCMVNTD) của Chú Chánh.
Mong rằng những thông tin này sẽ giúp cho cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là những người Việt đang tạm dung trên đất Thái Lan cảnh giác với những âm mưu thâm độc và bịp bợm của tàn dư Nguyễn Hữu Chánh tại Thái Lan, để không phải chịu cảnh tù đày lao lý để PR cho Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do (CPCMVNTD) bịp bợm.
Phan Hữu Trí
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét