Nhãn:

Chỉ có một từ duy nhất cho Trần Mạnh Hảo: Điên


Trước đây, khoảng 7-8 năm, tôi có ở trong khu hẻm 215H/27 Phan Đăng Lưu (nay là đường Đoàn Thị Điểm), P.1, Quận Phú Nhuận- mà ông Trần Mạnh Hảo có một khu nhà ở cuối hẻm (ông dùng để cho thuê thì phải). Không biết bây giờ ông Hảo còn ở đấy không, nhưng 8-9 năm trước, không ai trong khu phố này lại không biết ông nhà thơ ở cuối hẻm có vấn đề về đầu óc. Nhiều người cón nói thẳng vào mặt ông Hảo là ông bị...điên (nhưng cái điên này, theo chỗ tôi biết, không giống cái điên của Trung niên Bùi thi sĩ chút nào). Bởi lẽ, thi thoảng khi nhà của ông chưa cho thuê được, ông Hảo cũng có về đây ở hay chăm nom nhà cửa. Những lúc đấy, ông thỉnh thoảng lại gây hấn và cãi nhau với hàng xóm, với cung cách rất du thủ du thực, kiêu căng, hống hách, không giống với sự nho nhã của một nhà thơ tý nào. Riêng tôi đã từng tận mắt chứng kiến một lần ông Hảo ra trước nhà chửi bới, mắng chửi và xua đuổi một nhóm những cụ bà đang tập dưỡng sinh cuối hẻm, trước cửa nhà ông, nôm na ông gọi những phụ nữ này là :"rỗi hơi, tập trung lại múa may quay cuồng như mấy con khỉ già", "ám nhà ông, làm cho ông không cho thuê nhà được"…
(?). Chuyện này xảy ra đã khoảng 8-9 năm trước, nếu ai không tin, có thể đến con hẻm này để kiểm chứng. Theo chỗ tôi được biết, rất nhiều người trong số các cụ bà tập dưỡng sinh hôm ấy, hiện vẫn cón ở khu vực này. Nếu trí nhớ của ông Hảo không tồi thì chắc hẳn ông sẽ vẫn cón nhớ chuyện này.

Thực lòng mà nói, đề cập đến đời tư của một người là một việc rất không nên và rất đáng chê trách. Nhất là khi chúng ta đang trao đổi những vấn đề về quan điểm văn học chứ không phải về đời tư của cá nhân. Hơn nữa, người đó là là một nhà thơ- tác giả của bài thơ “Khi chưa có mùa thu” mà thời sinh viên tôi từng yêu thích. Nhưng quả thật, đây là một việc chẳng đặng đừng, bởi lẽ, theo thiển nghĩ, tư cách của một nhà thơ, một nhà phê bình không chỉ thuần túy bộc lộ trên mặt con chữ, hay trên sách báo mà còn phải được thể hiện trong cuộc sống thường ngày của họ với tư cách là một con người bình thường, một công dân trong xã hội. Vì lẽ đó, một người đã từng có những tình cảm yêu thương, quý trọng con người-với tư cách là những đồng đội- như trong bài thơ “khi chưa có mùa thu” đến mức ấy, hẳn nhiên sẽ phải có những tình cảm trân trọng tương tự đối với con người-trong tư cách những người hàng xóm, láng giềng- nhất là khi những người đó lại đáng tuổi mẹ mình. Tiếc thay, thực tế lại diễn ra hoàn toàn trái ngược. Không lẽ, Thơ và Đời trái ngược nhau đến mức nhưa vậy? Sau chuyện đó, trong tâm trí tôi, nhà thơ Trần Mạnh Hảo, quả thật, đã không còn hiện diện.
Ấn tượng này của tôi càng có cơ sở hơn, khi trong giai đoạn ấy, tôi được đọc trên báo những bài phê bình của ông Trần Mạnh Hảo, trong đó, bằng lối hành văn “đao to búa lớn” (nếu không muốn nói là “du thủ, du thực” y chang như cách đối nhân xử thế của ông ngoài đời) ông đã hô hoán, quy chụp những vị thầy khả kính như GS. Huỳnh Như Phương, GS. Nguyễn Lộc,v.v… Ngay cả những bậc trưởng thượng như GS. Hoàng Như Mai ông cũng không không tha. Tôi cảm nhận thấy, trong những bài biết của ông, ý đồ mang tính triệt hạ chứ không phải xây dựng-như mục tiêu tốt đẹp của ngành phê bình học.
Quay trở lại câu chuyện “Bài văn điểm 10”, thực tình tôi không phải là một người học văn nên không dám lạm bàn. Thế nhưng, theo thiển nghĩ, việc nhận định “ánh trăng” là dối lừa, hay “đẹp” tuỳ thuộc vào quan điểm riêng của từng cá nhân (mặc dù “dối lừa” và “đẹp” chưa hẳn là một cặp phạm trù đối lập nhau về tính chất). Hơn nữa, đây lại là quan điểm của một nhân vật trong truyên, chứ chưa hẳn là của tác giả. Do vậy, việc lôi đích danh Nam Cao-lại còn “chua” thêm “nhà văn liệt sỹ” quả là không phải phép. Đấy là chưa kể tư duy logic của ông Hảo hơi lộn xộn, hoặc giả là ông chơi trò “đánh lận con đen” khi trong bài này ông cố tình đề cập đến Nam Cao, như là thủ phạm chôn vùi chủ nghĩa lãng mạn: “Thưa nhà văn liệt sĩ Nam Cao, ánh trăng bản thân nó chẳng có lỗi gì. Sao ông dám bảo “ánh trăng lừa dối” ? Ánh trăng là quà tặng đẹp nhất của tạo hóa ban cho con người. Xin ông và các thầy thử tìm xem trong văn học, thi ca, âm nhạc…những câu đẹp nhất, giai điệu đẹp nhất là những câu, những giai điệu ca ngợi ánh trăng hay sao ? Những câu thơ Đường hay nhất, câu Kiều hay nhất đều là những câu viết về ánh trăng đấy. Bản giao hưởng thiên tài “Ánh trăng” của Betthoven đâu có lừa dối ai ? Trong ý nghĩa của câu tuyên ngôn nguyền rủa ánh trăng trên, Nam Cao dùng để chôn chủ nghĩa lãng mạn, cực đoan cho là chỉ có chủ nghĩa hiện thực mới là văn học mà thôi”. Thế nhưng trong thư gởi ông Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ giáo dục ngay sau đó, ông lại hồn nhiên rằng : “Nhưng than ôi, thưa ông Bộ trưởng, câu nói đầy ngộ nhận trên mà Bộ gán cho Nam Cao không phải là của Nam Cao, lại càng không phải là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Câu nói vu vơ về ánh trăng lừa dối, ánh trăng không phải là nghệ thuật kia thực ra chỉ là CÂU NÓI CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN TRĂNG SÁNG CỦA NAM CAO MÀ THÔI!”.
Tôi cũng đồng tình rằng việc coi bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là thơ điên, hay nhận định sợi dây của A Sử đã trói buộc tâm hồn Mỵ  là không chính xác. Nhưng, có cưỡng ép quá không khi ông Hảo quả quyết nhận định của em học sinh kia là những điều do bộ Giáo dục dạy ở trường? Tôi cũng đã từng được học những bài này trong chương trình phổ thông, và thầy cô của tôi cũng chưa bao giờ dạy như thế. Sao ông Hảo không nghĩ rằng đấy đơn thuần chỉ là nhận định cá biệt của một em học sinh? Và việc chấm bài thi này điểm 10 là do hạn chế về trình độ của một bộ phận giáo viên dạy văn?
Thiết nghĩ, lập luận phải mang tính biện chứng, nhất là những lập luận mang tính phê bình. Tôi không bênh vực gì Bộ Giáo dục nhưng việc từ một lời nhận định của học sinh trong một bài thi văn, ông Hảo vội quy kết rằng Bộ đã giết chết môn văn, tôi ngờ rằng, dường như ông Hảo đang muốn chơi trò chơi “siêu hình” ở đây.
Xin lạm bàn thêm một chút về “ánh trăng”. Giả dụ rằng, ta đang đứng trên mặt trăng, khi nhìn về trái đất thì hẳn nhiên là trái đất sẽ rất đẹp, nhưng vì đang sống trên trái đất nên, hẳn nhiên, ta phải biết rằng trái đất, đôi khi cũng không được đẹp như ta tưởng. Vậy nên, “ánh trăng” có thể đẹp, có thể chưa đẹp, điều đó còn tùy vào góc nhìn của từng người. Và đấy cũng chính là quyền của mỗi người. Cũng như, khi nhìn nhận về Trần Mạnh Hảo, có người sẽ cho rằng đấy là một nhà thơ, một nhà phê bình xuất sắc, dũng cảm, dám nói những điều người khác không dám nói, nhưng người khác lại cũng có quyền cho rằng : ông điên. Thế thôi.
Ngôn bất tận ý,
Kính.

Trần Đình Thắng

Nguồn: http://lethieunhon.com/read.php/3091.htm

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4