Nhãn:

Trần Mạnh Hảo chấm lại bài thi điểm 10: Có nên đao to búa lớn

Ở đời không có cái gì là hoàn hảo tuyệt đối, điểm 10 cũng vậy. Đến tác phẩm của nhà văn viết ra còn đính chính tùm lum, tái bản mấy lần, huống gì là văn của 1 học sinh. Với các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt như trên (không kể đến chuyện người chép lại bài văn này lên mạng type sai và những đánh giá về lỗi diễn đạt có phần chủ quan của ông Hảo), em đã bị trừ 0.25 điểm rồi. Điểm 9.75 làm tròn 10 ở đây chỉ mang tính khích lệ đối với em học sinh có bài văn khá hơn những em khác trong cùng 1 trình độ mà thôi. Cũng như môn toán, ở trình độ tiểu học các em làm diện tích nửa hình tròn là ½ ΠR2, không lấy số lẻ. Còn ở trình độ đại học thì thường phải tính bằng tích phân, lấy 4 số lẻ mới ra tầm "đại học", mới được 10 chẵn chứ không phải là 9.75.

Về phần ý tứ, miễn là em ấy có cảm được đủ một số ý tứ là được, có ý tứ sáng tạo nữa thì quá hay. Tôi cho rằng nên thay đổi cách chấm văn, những ý tứ sáng tạo nhưng mang tính xây dựng, tích cực theo đúng tinh thần của tác phẩm thì phải được gấp đôi số điểm cho những ý đã có trong thang điểm chấm.


Bàn về các lỗi ý mà ông Hảo đã phân tích:

1. "Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối..." :

- Nếu tác phẩm mà ko thể hiện được ý tứ và quan điểm nghệ thuât cũng như quan điểm sống của tác giả, thì tác giả viết làm gì, tác phẩm đó nêu được ý nghĩa gì, nhằm mục đích gì, chúng ta cần phải đọc nó và bình luận về nó để làm gì? Chẳng lẽ anh viết ra 1 tác phẩm văn hóa xuất bản ra sách mà chỉ là những câu chuyện phiếm vu vơ thôi sao? Văn học là để định hướng xã hội đến với “chân – thiện – mỹ”. Thế mà anh hướng người đọc chú ý đến cái quan điểm của nhân vật trong tác phẩm, anh đặt ra 1 cái cốt truyện với cái kết quả là cái quan điểm chủ nghĩa hiện thực trong văn chương đã chiến thắng, mà anh lại phủi tay bảo rằng đó không phải là quan điểm mà anh cho là đúng đắn, chẳng khác nào “đem con bỏ chợ”. Tôi cho rằng là con người nói chung, đặc biệt là nhà văn, phải nhất quán trong quan điểm và ngòi bút của mình.
- Thôi thì cứ cho đó là câu nói của nhân vật, ko phải của tác giả đi chăng nữa thì câu đó có gì là sai? Ông Hảo cho rằng ánh trăng là đẹp, ông đánh đồng “đẹp” với “không lừa dối”, ông thích văn chương lãng mạn, đó là quan điểm của ông. Anh Điền trong “Trăng sáng” cho rằng ánh trăng là “lừa dối”, những hình ảnh ước lệ tượng trưng, lãng mạn hào hoa là không còn hợp thời, hiện thực văn chương mới là nhất, đó là quan điểm của Điền. Có gì là sai khi ta có 1 quan điểm? Tôi đồng ý với ông là ở thế giới này, hiện thực và lãng mạn đan xen, chúng không phủ nhận nhau. Nhưng anh Điền có ý kiến của anh Điền, và chúng ta tôn trọng nó. Em học sinh trong bài văn của mình đã nêu ra được những quan điểm ấy, như thế là đủ ý.
- Xin ông Hảo chú ý thêm là ở vào hoàn cảnh chiến tranh và nghèo đói của đất nước ta trước Cách Mạng Tháng Tám, quan điểm văn chương hiện thực là điều dễ thấy ở các nhà văn và mới là hợp với lòng dân.

2. "Sợi dây trói tâm hồn..":

- Em học sinh viết từ “trói” trong ngoặc kép, ông Hảo có cảm nhận được ý của dấu ngoặc kép đó không? Ông đọc lại tác phẩm của Tô Hoài ông sẽ thấy, “tâm hồn của cô gái đang hòa nhập với mùa xuân” đã bị đè nén xuống, thay vào đó là sự cam chịu, phục tùng, u mê trong mấy năm liền, đó chính là do bị “trói” đấy. Xin nhấn mạnh, bị “trói”, chứ không phải là bị “tiêu diệt”. Đến khi gặp A Phủ, thì tâm hồn đó đã thức tỉnh, đã tự cởi dây trói cho chính mình. Ông có hiểu được chính xác nội dung tác phẩm không thưa ông?

3. "Chất điên là phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử", “Người đẹp mặt vuông chữ điền”, “Gió theo lối gió, mây đường mây trong cảnh chia ly, uất hận”

- Ý thứ nhất, tôi đồng ý rằng em học sinh dùng từ “điên cuồng” là hơi quá tay. Chất điên ở đây chỉ là cái sự tưng tửng lãng đãng vu vơ của ông Hàn Mặc Tử, từ này được lấy từ tên tập thơ – chủ đề của tập thơ. Điên cũng có nhiều kiểu, ông Hảo ạ. Theo tôi liên tưởng thì ông hiểu cứ điên là phải gào thét, vùng vẫy, cắn xé và mất trí? Cái chất điên của Hàn Mặc Tử chỉ là chút lãng đãng vơ vẩn thế thôi.
- Ý thứ hai, cho đến nay, người mặt chữ điền có được coi là đẹp, là phúc hậu hay không, đó còn là quan điểm của mỗi người. Ông không thấy đẹp nhưng em học sinh này thấy đẹp. Theo tôi được biết ở các nước phương Tây người ta cũng thấy mặt vuông là đẹp.
- Ý thứ ba, chữ “chia ly, uất hận” ở đây là do cô học sinh có liên tưởng đến việc nhà thơ Hàn mặc Tử bị thất tình, nên nhìn cảnh mây gió cũng thấy sự “chia ly, uất hận”. Tôi thấy, đó cũng là 1 ý kiến.

Cuối cùng, 1 bài văn của 1 em học sinh không đại diện nổi cho cả 1 thế hệ. Nói như ông là quá đao to búa lớn, quá bi quan và trầm trọng hóa, gây ảnh hưởng đến tinh thần của các em học sinh và làm mất niềm tin của mọi người vào các em cũng như vào ngành giáo dục nước nhà.


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4