Nhãn:

“Người là bậc thánh nhân”

  

- Đêm 14/2/1961 là giao thừa Tết Tân Sửu, đã thành nếp, Bác đi thăm và chúc Tết một gia đình công nhân Nhà máy gỗ Cầu Đuống, gia đình một Việt kiều mới về nước, một xã viên hợp tác xã người Hoa và gia đình các bác sĩ Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng.

Thăm hỏi nhau nhân ngày Tết vốn là tập quán dân ta từ xưa. Nhưng người đứng đầu quốc gia đêm giao thừa thăm dân gian là điều không phải đời nào cũng có. Đêm 30 tháng Chạp Năm Ất Dậu (1945) để đón Tết Độc lập đầu tiên (Bính Tuất, 1946), Bác và cùng một nhà báo Mỹ hoà lẫn vào dòng người vào Đền Ngọc Sơn thắp hương trước phút giao thừa.













Sau đó, lặng lẽ (chứ không trống dong cờ mở) rủ ông thị trưởng Trần Duy Hưng đến chúc Tết gia đình ông Từ Lâm, bán sách cũ ở Cửa Nam, một gia đình nghèo ở phố Hàng Đũa (nay là ngõ Lương Sử), một gia đình buôn bán ở Phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn ông), một gia đình công chức ở phố Hàng Lọng (nay là đường Lê Duẩn). Chiều hôm đó, nhận được bức trướng thêu bài thơ “Kính tặng các bậc anh hùng dân tộc” của thi sĩ Ngân Giang, Bác làm thơ đáp lại : “Gửi lời cảm tạ Ngân Giang/ Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”.

Từ Tết năm 1955, trở về Thủ đô hoà bình, giao thừa hàng năm Bác lại tiếp tục thăm dân. Chuẩn bị đón Tết Kỷ Dậu (1969) cũng là cái tết cuối cùng của Bác, thư ký Vũ Kỳ kể rằng , giáp ngày giao thừa Bác lại nhắc chuẩn bị chương trình thăm hỏi nhân dân.

Nhiều người có trách nhiệm muốn Bác hạn chế đi lại vì lo lắng cho sức khoẻ của Bác lúc này đã rất kém. Đêm giao thừa năm đó Bác ở nhà nhưng không quên gửi lẵng hoa chúc Tết cho một số cơ quan, trong đó có khối 30 khu phố Đống Đa, phân đội  Đoàn Công an vũ trang bảo vệ Thủ đô.

Tuy nhiên, sáng 1 Tết Bác vẫn lên đường đến thăm và chúc Tết Quân chủng Phòng không - Không quân tại sân bay Bạch Mai (Hà Nội), thăm hỏi nhân dân và trồng cây ở Vật Lại (Hat Tây) nhân 10 năm phát động “Tết trồng cây” .

Còn trong đêm giao thừa Tết Tân Sửu 1961, việc Bác đến thăm gia đình 2 trí thức lớn, lại đều xuất thần từ những tầng lớp trên trong xã hội cũ đã một lòng đi theo cách mạng và có nhiều đóng góp lớn lao đã mang lại những cảm xúc lớn  không chỉ cho những gia đình Bác đến thăm mà còn là những động viên to lớn cho khối đại đoàn kết toàn dân,

Bà nội của Bác sĩ Hồ Đắc Di là cháu nội của Tùng Thiện Vương. Bác sĩ được đào tạo tại Pháp và trở thành bác sĩ phẫu thuật và người Việt Nam đầu tiên đứng trên bục giảng Đại học ở Pháp. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã quyết định một lựa chọn quan trọng trong cuộc đời của nhà trí thức lớn này, điều mà Cụ Hồ Đắc Di đã tâm sự trong hồi ký của mình: “Đối với tôi, một trí thức thuộc tầng lớp trên, thì Hồ Chủ tịch... đã quyết định sự lựa chọn con đường đi của tôi suốt mấy chục năm nay...

Càng sống lâu, càng suy ngẫm, càng hiểu biết, càng nhìn thấu kim cổ Đông Tây, ta càng thấy Bác Hồ của chúng ta quả là bậc vĩ nhân... Người là bậc thánh nhân xuât chúng nhưng lại không xa rời nhân dân đại chúng, là nhân vật thần thoại truyền kỳ nhưng lại gần gũi biết bao đối với những con người bình thường, nhỏ bé và bất hạnh. Người có ảnh hưởng sâu xa đến tâm tư, tình cảm của mỗi chúng ta, trẻ cũng như già”.

Hồ Đắc Di


Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/tran-khue/article?mid=1060&prev=1061&next=1058

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4