Nhãn:

Vụng chèo, khéo chống

HSDC xin chuyển đến bài viết của Lê Xuân Hiếu, được gửi đến cho chúng tôi từ hộp thư  tinhotvietnam@gmail.com, mời bạn đọc tham khảo. Trân trọng!


Vụng chèo, khéo chống


 Vừa qua, đọc bài trả lời phỏng vấn anh Phương Nam – Đỗ Nam Hải do phóng viên đài Sài Gòn Network dễ dàng nhận ra đây là một bài phỏng vấn có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Chúng tôi suy luận rằng phóng viên Sai Gòn Network đã liên hệ gửi câu hỏi trước để anh Hải chuẩn bị phần trả lời, sau đó kết nối để anh trình bày bài của mình như một bài tập làm văn và sự trình bày này không có điểm gì mới.


Chả trách được anh Hải, bởi anh không hề có khiếu trong viết lách, nên đã lâu anh không có bài viết mang tính lý luận nào, mà chỉ những bài văn ngắn đầy lỗi văn phạm nhằm bày tỏ bức xúc trước việc chính quyền bao vây anh.


Trước đây, khi nhìn thấy tên anh trong Ban đại diện Khối 8406, người ta lầm tưởng đây là cơ hội tốt để anh thể hiện khí phách và sẽ có được nhiều cơ hội đóng góp cho phong trào dân chủ. Thế nhưng, trong 6 năm qua, nếu không vì anh là người chấp bút cho bản tuyên ngôn dân chủ (tiền đề cho sự ra đời của Khối 8406) thì có lẽ tên anh đã bị gạt ra khỏi danh sách, vì thực tế anh đã chẳng có được đóng góp gì xứng đáng với trò đại diện cả. Ngoài những lên tiếng tố cáo chính quyền chèn ép bản thân mình, anh không có được bất cứ đóng góp gì cho Khối 8406, mà những công sức đó chỉ có được nhờ sự hy sinh một cách mẫn cán của linh mục Lợi.


Bạn đọc không khó để tìm ra câu trả lời khi xem qua blog Khối 8406, báo Tự do ngôn luận hay Tủ sách Khối 8406,… tất cả những thứ đó đều không hề có sự tham gia nào của Đỗ Nam Hải. Anh chỉ có tên trên trong một số tuyên bố, khang thư… mà theo chúng tôi biết đó là từ lý do tế nhị mà những người trong ban đại diện không muốn làm mất lòng anh, ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tổ chức mà linh mục Lợi miễn cưỡng đưa vào.


Nhiều người tỏ ra nghi ngờ động cơ hoạt động của anh, khi anh luôn tỏ ra gay gắt với các vấn đề mà trong vai trò người đại diện không nên thể hiện, như: phản đối gay gắt việc lập quỹ hoạt động của Khối 8406. Một điều mà hết thảy đều thấy vô lý. Một tổ chức muốn hoạt động thì phải có kinh phí hoạt động, kinh phí đó nếu không tự đầu tư kinh doanh (thu từ hoạt động kinh tế) để có được thì phải cần đến tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân, đồng bào hải ngoại. Khi ông Lý Tống (một mạnh thường quân của Khối 8406) nhắc đến khoản tiền đã ủng hộ Khối 8406, Đỗ Nam Hải đã lồng lên như sợ mất vai trò của mình, lo sợ những người trong ban đại diện qua mặt anh để nhận tiền riêng, yêu cầu GS Kết và LM Lợi phải giải thích đã nhận và sử dụng như thế nào. Rất may LM Lợi đã kịp thời giải đáp để xoa dịu bản tính bốc đồng của anh Hải. Tuy nhiên điều này cũng chứng minh được rằng việc điều hành Khối 8406 anh Hải chỉ có trên danh nghĩa. Bản thân anh cũng thừa trí khôn để nhận ra rằng với hơn 40.000USD của ông Lý Tống ủng hộ mà anh không hề hay biết trong thời gian dài, đến khi ông Lý Tống công bố…thì những khoản khác, những việc làm khác thì thế nào?


Anh Đỗ Nam Hải cũng đã nhiều lần bày tỏ thái độ chống đối linh mục Lý, chỉ vì bản tính ích kỷ sợ LM Lý cướp mất vai trò đứng đầu Khối 8406. Khi LM Lý bị bắt, anh Hải mới thôi phản ứng, nhưng những gì anh Hải gây ra cho Khối 8406 đều củng cố thêm sự nghi ngờ anh là tay trong của một lực lượng nào đó.


Chúng ta thử suy ngẫm: Không cho Khối 8406 lập quỹ nghĩa là cố tình làm cho nó không đủ điều kiện để phát triển mạnh, kìm hãm nó dưới dạng một tổ chức hữu danh vô thực. Mục đích kìm hãm để làm gì? Phải chăng chỉ để thể hiện có đa nguyên, đa đảng, nhưng không thể đủ sức đối trọng với đảng CSVN.


Đề ra chủ trương Khối 8406 chỉ là một phong trào, với lý do tránh bị đàn áp, nghe có vẻ hợp lý, nhưng nếu là phong trào thì liệu có phát triển thành chính đảng không, hay khi không cần nữa thì gây nhiễu là nó sẽ tự rã mà không cần mất chút công sức nào. Bản thân Khối 8406 hiện trong tình trạng “rắn không đầu”, Ban đại diện lâm thời thì không thể gọi là “đầu” của tổ chức được, vậy nên khi một trong số người đại diện tỏ ra bất hợp tác, ly khai (mà cụ thể là anh Hải) thì chắc chắn cái Khối 8406 sẽ mất uy tín và tan rã. Ông Lê Diễn Đức (Đàn chim Việt online ) từng bày tỏ quan ngại rằng “Khối 8406 chỉ còn trên danh nghĩa” quả không sai, mặc dù LM Lợi đã chứng minh bằng những con số thực tế mà chính ông đã nỗ lực đóng góp, nhưng độc giả không khó để nhận ra rằng con số đó và những giá trị của nó là hai vấn đề khác xa nhau không ít. Hay Blogger Dân Chủ leaks nhận định “Khối 8406 chỉ còn là cái vỏ, như con ốc mượn hồn” quả thực chính xác đến từng milimet.


Để kết luận, xin trích lại phần trả lời phỏng vấn sau đây, mặc dù anh Đỗ Nam Hải đã vòng vo và khéo léo trong chuẩn bị, nhưng  hy vọng độc giả sẽ dễ tìm câu trả lời riêng cho mình.


 


Lê Xuân Hiếu


 


Phóng viên: Câu hỏi sau đây khá tế nhị, anh có thể trả lời hay không trả lời. Một số người quan tâm đến phong trào dân chủ Việt Nam thắc mắc rằng: có những người tham gia vào phong trào dân chủ nhưng nếu so sánh với anh thì họ chưa làm được gì nhiều, thế mà họ lại bị bắt và bị tòa án cộng sản Việt Nam kết án tù. Còn anh thì cho đến nay, mặc dù bị công an đàn áp nặng nề nhưng lại chưa bị bắt. Anh nghĩ sao về việc này? 


Trả lời (Đỗ Nam Hải): Một trong những điểm mà những người đấu tranh dân chủ chúng ta đang làm là lên án mạnh mẽ cái chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam thiếu tính công khai, minh bạch; luôn tìm mọi cách để che giấu, bưng bít thông tin. Vậy thì không có lý do gì mà tôi lại đi né tránh sự thật, khi đối diện với câu hỏi “tế nhị” của anh trên đây.


Trong những lần bị công an chặn bắt dọc đường rồi ép về đồn (thường là ở Trụ sở công an quận Phú Nhuận, số 181 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn nhưng cũng có một giai đoạn lại ở số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh), tôi thường nói với những viên sỹ quan công an cấp tá vẫn làm việc với tôi (nói gì với họ khi không có sự chứng kiến nào khác, có trời mới biết!- tác giả): Tôi không bao giờ muốn thách thức các ông làm gì vì làm như vậy chỉ thiệt cho tôi mà thôi. Các ông có cả một bộ máy để đàn áp, trong khi tôi chỉ có một mình. Nhưng tôi vẫn muốn một lần nữa khẳng định rằng: Vì sự nghiệp dân chủ hóa đất nước, tôi sẵn sàng bước vào nhà tù nhỏ để dân tộc này sớm thoát ra khỏi nhà tù lớn và cái nhà tù lớn ấy hiện mang tên là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!


- Những viên công an đó đã nói với tôi:


Chúng tôi cần gì phải bắt bỏ tù anh, chúng tôi cứ để anh Hải như thế này mà lại hóa hay, ai muốn hiểu sao thì hiểu!


- Tôi nói:


Ruột gan của các ông đã bị phơi bày ra từ chính câu nói vừa rồi! Là người có kinh nghiệm đấu tranh với công an nhiều năm và có nhiều bạn bè vẫn đang công tác trong ngành công an, tôi không lạ gì những trò ma quỷ đó của các ông. Vậy tôi thử lật ngửa con bài này của các ông ra, xem nó có đúng không nghe: mỗi khi định bắt ai trong phong trào dân chủ, các ông đều phải tính tóan giữa cái lợi và cái hại của việc làm này. Nếu thấy cái lợi lớn hơn hại các ông sẽ bắt ngay. Nhưng nếu thấy cái hại lớn hơn cái lợi thì các ông sẽ tạm hoãn lại để tìm những phương cách đàn áp khác tốt hơn.


Trước đây thì không cần phải như vậy. Nếu là 30 – 40 năm trở về trước thì chỉ cần ghép cho ai những chữ như “phản động”, “chống Đảng”, “chống chính quyền nhân dân”,v.v… thì công an các ông đã có thể đưa người ta đi “học tập” rồi. Các ông giam giữ, đọa đày người ta 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa cho đến khi nào chán chê, các ông đá đít bảo người ta về thì họ mới được lê lết tấm thân tàn tạ mà ra khỏi nhà tù. Thậm chí có nhiều người đã phải chết trong tù. Trong nỗi oan khiên và đau đớn đến tột cùng ấy, họ và gia đình họ không biết kêu ca với ai, không thể kiện cáo ai, cũng không có lấy một phiên tòa xét xử và một tấm giấy giắt lưng dù chỉ là “tạm tha”, đúng không?


Nhưng tình hình nay đã khác xưa, đại thể là: tuy vẫn được Đảng của các ông nuông chiều, ban cho các ông quyền tự tung tự tác nhưng hôm nay, dù có cố bưng bít đến đâu thì những tội ác của các ông sớm hay muộn gì cũng sẽ bị vạch trần. Sự quan tâm của thế giới tiến bộ, sự liên minh giữa các lực lượng dân chủ Việt Nam ở trong và ngoài nước, kết hợp với những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật như: điện thoại, radio, Internet,… đã góp phần bảo vệ những người đấu tranh dân chủ chúng tôi rất nhiều.


Nhưng như thế vẫn chưa đủ để tôi tự bảo vệ được mình. Một điều quan trọng là tôi cần phải phá được những cái bẫy mà bao năm qua, công an các ông đã giăng ra cho tôi. Còn giăng như thế nào thì các ông nắm rõ hơn cả. Nhưng điều quan trọng hơn cả là tôi đã phá được chúng. Tất nhiên tôi hiểu rằng: dưới chế độ công an trị này thì khi cần, các ông cũng chẳng xá gì mà không bắt bậy tôi đâu. Biết bao nhiêu người đấu tranh khác cũng vẫn bị các ông bắt bậy đấy thôi. Nhưng nếu tìm cách đưa tôi vào bẫy để bắt thì tôi có thể khẳng định rằng: các ông đã thất bại, đang thất bại và sẽ tiếp tục thất bại!


- Cuối cùng họ nói với tôi:


Thôi, thế này anh Hải ạ: chúng ta thống nhất với nhau là không tranh luận về những suy nghĩ hay quan điểm của anh là đúng hay sai nữa. Anh có quyền bảo lưu chúng cũng được. Nhưng chúng tôi đề nghị anh đừng phát triển chúng, đừng viết bài hay trả lời phỏng vấn báo, đài bên ngoài nữa. Anh nên lo đến cuộc sống riêng của mình, lo cho cha, mẹ anh nay đã già yếu thì hơn.


- Tôi trả lời:


Tôi suy nghĩ thế nào, quan điểm của tôi ra sao thì tôi phải nói ra, viết ra cho mọi người cùng chia sẻ, chứ tôi giữ chúng ở trong đầu mình thì nào có giá trị gì. Còn trách nhiệm đối với cha, mẹ tôi thì tôi vẫn lo chu toàn, chỉ mong sao là các ông đừng có phá bĩnh một cách thâm độc mà thôi!


- Liên quan đến việc giăng bẫy của công an Việt Nam như nói ở trên, tôi xin liên hệ đến 3 câu chuyện sau:


1) Việc giải truyền đơn và giăng những khẩu hiệu đòi các quyền tự do dân chủ:


Trong những năm qua đã có một số người đấu tranh trong nước làm công việc này. Họ làm khi không có mặt công an nhưng khi công an điều tra ra thì công an sẽ coi đây là “chứng cứ phạm tội” và họ bị bắt, bị kết án tù. Trước sau như một, tôi luôn phản đối việc kết án phi pháp này của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: đây là cách làm có độ rủi ro cao và có tính hiệu quả thấp. Mấy dòng chữ ghi trong những tờ truyền đơn hay trên những băng khẩu hiệu đó nếu rải được, giăng được thì cũng chỉ gây được một sự chú ý nhất định cho một số lượng người rất hạn chế. Công an sẽ thu hồi ngay, do đó mà mức độ lan tỏa không cao.


Mặt khác, do khuôn khổ giới hạn của những tờ truyền đơn và băng khẩu hiệu nên chúng cũng không thể nói lên được gì nhiều về các nội dung dân chủ. Sự chuyển biến trong nhận thức của quần chúng vì vậy cũng khó mà đạt được. Trong điều kiện ngày nay chúng ta có điện thoại, có các đài phát thanh ở bên ngoài hỗ trợ (RFA, RFI, VOA, VNSR, BBC, Chân Trời Mới,…) và đặc biệt là có Internet. Đó là những công cụ rất mạnh để chuyển tải thông tin rất hữu hiệu. Nó dễ dàng đến được với hàng triệu, hàng chục triệu người và chúng ta cần tận dụng tối đa chúng để thay cho cách làm rải truyền đơn và giăng khẩu hiệu của thế kỷ trước. Một vấn đề quan trọng nữa là phải có được những sản phẩm thông tin chất lượng, mang tính khách quan, khoa học, không cực đoan nhằm thay đổi được nhận thức trong nhân dân.


2) Việc đi học hay đi họp ở nước ngoài:


Trong những năm qua đã cũng có một số người đấu tranh ở trong nước ra nước ngoài đi họp hoặc đi học, với nội dung đấu tranh bất bạo động. Một số cá nhân hay tổ chức bên ngoài đã liên hệ với họ để làm công việc này. Khi về lại trong nước, họ bị công an Việt Nam coi đấy là “chứng cứ phạm tội”, rồi sau đó họ bắt và bị kết án tù. Trước sau như một, tôi cũng luôn phản đối việc kết án phi pháp này của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên theo tôi, đây cũng là cách làm có độ rủi ro cao và có tính hiệu quả thấp mà những người đấu tranh dân chủ ở cả trong và ngoài nước cần phải nghiêm túc đánh giá lại. Nếu không, lực lượng dân chủ trong nước sẽ còn tiếp tục bị tổn thất bởi cách làm này.


3) Việc công an cài người vào các nhóm, các tổ chức đấu tranh dân chủ ở cả trong và ngoài nước:


Đây là chuyện hoàn toàn có thật mà nếu những người đấu tranh dân chủ Việt Nam thiếu tinh thần cảnh giác đều sẽ trở thành nạn nhân. Xin lấy ngay tôi làm ví dụ: cách đây gần 8 năm, vào tháng 8/2004, ông Hoàng Phước Thuận, đại tá công an đã nói với tôi tại Sài Gòn, trước khoảng 5–6 nhân viên của ông ta như sau:


Trước khi làm việc với anh, chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ và có nhận xét sau: nhân thân của anh tốt, gia đình của anh cũng rất tốt, cả 2 bác thân sinh ra anh đều là đảng viên từng trải qua 2 thời kỳ kháng chiến. Vì vậy, tôi đề nghị anh hãy vào ngành công an chúng tôi. Thời gian đầu anh sẽ làm việc ở trong nước, sau đó anh sẽ ra nước ngoài công tác. Anh Hải chưa cần phải trả lời chúng tôi ngay mà cần có thời gian suy nghĩ.


- Nhưng tôi trả lời ngay:


Tôi cảm ơn lời đề nghị trên của ông nhưng tôi xin phép được từ chối. Bởi vì, nghề nghiệp chuyên môn mà tôi được đào tạo chính quy là ngân hàng và tôi muốn làm công việc đó.


(lúc ấy tôi vẫn đang làm việc ở ngân hàng và vẫn chưa bị công an tác động với ngân hàng cho tôi mất việc). Sau khi tôi trả lời dứt khoát như vậy thì họ cũng không nhắc lại chuyện đó nữa.


Theo bạn đọc những viện dẫn của anh Hải có được mấy % là sự thật?

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4