Tiếp tục về Phong trào Con đường Việt Nam
Phong trào Con đường Việt Nam (PTCĐVN) vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận trên mạng. Đến nay đã có phản hồi công khai của một số người được PTCĐVN mời. Đa số những người phản hồi công khai đều từ chối hay hàm ý từ chối tham gia Phong trào. Cho đến nay tôi mới thấy có 2 người đồng ý tham gia Phong trào: ông Nguyễn Công Huân, admin của trang web Dân luận, hiện đang ở hải ngoại, và ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của ông Trần Huỳnh Duy Thức, ở Việt Nam (ông Trần Văn Huỳnh không trả lời công khai là tham gia Phong trào, nhưng căn cứ theo một bức thư email riêng mà ông Châu Xuân Nguyễn công bố, ý tứ trong bức thư đấy có thể cho thấy ít nhất ông Trần Văn Huỳnh ủng hộ Phong trào và cho biết Trần Huỳnh Duy Thức có nhờ ba mình giúp đỡ Lê Thăng Long "để tiếp con đường con chọn". Tuy nhiên xin lưu ý mọi thông tin trên mạng đều có thể là giả).
Danh sách những người được PTCĐVN mời có những điểm thú vị. Thoạt nhìn bản danh sách đấy có vẻ như rất lộn xộn, nhưng nhìn kỹ một chút có thể thấy logic của nó. Dường như đấy là một tập hợp những người của công chúng, có ít nhiều quan tâm tới những vấn đề chính trị xã hội của đất nước, và đã từng có những hoạt động mang tính chính trị xã hội nhất định. Đa số những người được mời đó dường như đã hình thành từng nhóm có những khuynh hướng chính trị xã hội nhất định. Có thể thấy nhóm Diễn đàn với Nguyễn Ngọc Giao, nhóm IDS với Nguyễn Quang A, nhóm Kiến nghị cải cách với Hồ Tú Bảo, nhóm Bauxite với Nguyễn Huệ Chi, nhóm Thời cơ vàng với Vũ Minh Khương, nhóm Biểu tình chống Trung Quốc với Nguyễn Xuân Diện, nhóm Đà Lạt với Hà Sỹ Phu, nhóm cựu Cộng sản với Nguyễn Văn An, nhóm dissident cũ như Phạm Hồng Sơn, nhóm Phật giáo và Công giáo, đại diện một số nhóm ở hải ngoại như Nguyễn Gia Kiểng của Thông luận, Võ Văn Ái của Quê mẹ... và một số người độc lập có tên tuổi như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Trọng Tạo ... Có những người tôi không xác định được thuộc nhóm nào. Ví dụ như Phạm Trần Uy, vốn từng làm Phó ban biên tập thời sự VTV. Theo những tin tức đồn đại, chưa được kiểm chứng, Phạm Trần Uy từng đưa tin về chuyện công ty của Lê Thăng Long bị điều tra và do vậy bị mất chức ở VTV. Tôi không thống kê được tuổi tác của những người được mời, nhưng cảm giác của tôi những người được mời đa số đều đã già, tầm ngoài 60 tuổi. Có lẽ người trẻ nhất là Giáp Văn Dương thuộc nhóm Kiến nghị cải cách, tầm khoảng trên 30 tuổi. Thành ra nếu như PTCĐVN có hình thành được thì có thể thấy đấy là một phong trào già, khó có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định đối với thanh niên, học sinh. Bên cạnh đấy tính khả thi tập hợp những nhóm khác nhau đấy vào một phong trào, theo đánh giá của tôi là không tưởng. Ví dụ, Diễn đàn không thể đứng chung với Thông luận, tuy cả hai đều ở Pháp, chống Cộng không thể đứng chung với Cộng sản như ông Châu Xuân Nguyễn, người được mời khẳng định. Thành ra về mặt nhân sự, PTCĐVN có vẻ hoặc mang tính không tưởng, hoặc duy ý chí.
Đấy là chuyện những người được mời. Vậy còn có ai không được mời thú vị không? Tôi không thấy Nguyễn Sỹ Bình. Nguyễn Sỹ Bình từng hoạt động móc nối với Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức. Thậm chí cuốn sách Con đường Việt Nam được Nguyễn Sỹ Bình xuất bản. Như thế có thể suy ra ắt có chuyện liên quan tới Nguyễn Sỹ Bình. Cũng như vậy, không thấy đại diện cho Tập hợp Thanh niên Dân chủ của Nguyễn Tiến Trung trong danh sách mời.
Ngoài chuyện các nhóm trong danh sách mời khó có thể chung cờ, từng cá nhân được mời một có phản ứng thế nào với lời mời. Tôi vẫn đang quan sát để có thể tìm thấy những lý do từ chối nhất định. Nhưng tạm thời tôi chỉ thấy có những lý do sau (ngoài lý do không thể đứng cùng nhau do khuynh hướng chính trị xã hội khác nhau):
1. Không muốn có những rắc rối với chính quyền (kể cả lý do không muốn tham gia các phong trào chính trị)
2. Không tán thành cương lĩnh, đường lối của PTCĐVN
3. E sợ nội dung các dàn xếp, trao đổi nội bộ của Phong trào có thể bị công bố
Tạm thời tôi chỉ thấy có lý do như vậy. Tất cả những lý do khác mà những người được mời nêu ra để từ chối thực chất chỉ nhằm che giấu 4 lý do căn bản trên. Chẳng hạn lý do cho rằng PTCĐVN là cạm bẫy của cơ quan an ninh để từ chối, thật ra, không phải là lý do đứng vững. Các phong trào hoạt động chính trị ở cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 khác với các phong trào ở đầu thế kỷ 20. Điểm khác nhau đó là tính công khai, minh bạch. Nếu một phong trào đã công khai, thì phong trào đó có do chính quyền dàn dựng hay không cũng không quan trọng và không có ý nghĩa, bởi vì điểm quan trọng của một phong trào là ở cương lĩnh, đường lối của nó, chứ không phải ở người tổ chức, bởi vì một phong trào đã công khai, minh bạch thì người tổ chức luôn có thể được chọn lựa đúng đắn nhất bởi những người tham gia. Những người đã dấn thân tham gia các hoạt động chính trị trong một nhà nước toàn trị tất nhiên đều phải hiểu rằng một khi đã tham gia đều có khả năng "dấn thân vô là chịu tù đầy, là gươm kề cổ súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa", bất kể phong trào đó có là cạm bẫy do an ninh dàn dựng hay không. Ngay cả khi phong trào chính trị không phải là cạm bẫy do cơ quan an ninh tạo ra, không có dấn thân hoạt động chính trị an toàn, kể cả hoạt động bí mật hay ngầm. Những thứ dấn thân chính trị an toàn về thực chất không phải là dấn thân chính trị, kiểu như những người đợi chờ xem đèn của chính quyền mà họ tin cậy bật xanh hay đỏ. Do vậy là cạm bẫy hay không phải là cạm bẫy không có ý nghĩa hay vai trò quan trọng đối với người đã quyết định dấn thân chính trị. Chúng chỉ có ý nghĩa đối với những người không dấn thân chính trị. Người ta chỉ có thể sợ một cạm bẫy của cơ quan an ninh khi sợ rằng những dàn xếp nội bộ không công bố ra công luận bị cơ quan an ninh xùy ra công luận mà thôi, và đấy chính là lý do thứ 3 đã nêu ở trên. Lý do cho rằng người đứng đầu phong trào không có uy tín đủ lớn cũng không đứng vững, bởi vì như đã nói ở trên điểm quan trọng của một phong trào nằm ở cương lĩnh, đường lối chứ không ở người khởi xướng. Có nhiều trường hợp, người khởi xướng chỉ là người đề ra ý tưởng ban đầu và người đứng đầu của phong trào về sau không nhất thiết phải đúng là người khởi xướng.
PTCĐVN bất kể thế nào vẫn là một hiện tượng đáng nghiên cứu. Điều tôi muốn thấy là phản ứng của chính quyền như thế nào. Cho tới thời điểm này tôi chưa thấy phản ứng của chính quyền. Nhưng nếu Phong trào chỉ có 2 người được mời đồng ý tham gia thì có thể nói Phong trào tự nó đã thất bại và chính quyền chẳng cần phải làm gì cả. Sự thất bại như vậy không nằm ngoài 4 lý do tôi nêu ở trên.
Danh sách những người được PTCĐVN mời có những điểm thú vị. Thoạt nhìn bản danh sách đấy có vẻ như rất lộn xộn, nhưng nhìn kỹ một chút có thể thấy logic của nó. Dường như đấy là một tập hợp những người của công chúng, có ít nhiều quan tâm tới những vấn đề chính trị xã hội của đất nước, và đã từng có những hoạt động mang tính chính trị xã hội nhất định. Đa số những người được mời đó dường như đã hình thành từng nhóm có những khuynh hướng chính trị xã hội nhất định. Có thể thấy nhóm Diễn đàn với Nguyễn Ngọc Giao, nhóm IDS với Nguyễn Quang A, nhóm Kiến nghị cải cách với Hồ Tú Bảo, nhóm Bauxite với Nguyễn Huệ Chi, nhóm Thời cơ vàng với Vũ Minh Khương, nhóm Biểu tình chống Trung Quốc với Nguyễn Xuân Diện, nhóm Đà Lạt với Hà Sỹ Phu, nhóm cựu Cộng sản với Nguyễn Văn An, nhóm dissident cũ như Phạm Hồng Sơn, nhóm Phật giáo và Công giáo, đại diện một số nhóm ở hải ngoại như Nguyễn Gia Kiểng của Thông luận, Võ Văn Ái của Quê mẹ... và một số người độc lập có tên tuổi như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Trọng Tạo ... Có những người tôi không xác định được thuộc nhóm nào. Ví dụ như Phạm Trần Uy, vốn từng làm Phó ban biên tập thời sự VTV. Theo những tin tức đồn đại, chưa được kiểm chứng, Phạm Trần Uy từng đưa tin về chuyện công ty của Lê Thăng Long bị điều tra và do vậy bị mất chức ở VTV. Tôi không thống kê được tuổi tác của những người được mời, nhưng cảm giác của tôi những người được mời đa số đều đã già, tầm ngoài 60 tuổi. Có lẽ người trẻ nhất là Giáp Văn Dương thuộc nhóm Kiến nghị cải cách, tầm khoảng trên 30 tuổi. Thành ra nếu như PTCĐVN có hình thành được thì có thể thấy đấy là một phong trào già, khó có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định đối với thanh niên, học sinh. Bên cạnh đấy tính khả thi tập hợp những nhóm khác nhau đấy vào một phong trào, theo đánh giá của tôi là không tưởng. Ví dụ, Diễn đàn không thể đứng chung với Thông luận, tuy cả hai đều ở Pháp, chống Cộng không thể đứng chung với Cộng sản như ông Châu Xuân Nguyễn, người được mời khẳng định. Thành ra về mặt nhân sự, PTCĐVN có vẻ hoặc mang tính không tưởng, hoặc duy ý chí.
Đấy là chuyện những người được mời. Vậy còn có ai không được mời thú vị không? Tôi không thấy Nguyễn Sỹ Bình. Nguyễn Sỹ Bình từng hoạt động móc nối với Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức. Thậm chí cuốn sách Con đường Việt Nam được Nguyễn Sỹ Bình xuất bản. Như thế có thể suy ra ắt có chuyện liên quan tới Nguyễn Sỹ Bình. Cũng như vậy, không thấy đại diện cho Tập hợp Thanh niên Dân chủ của Nguyễn Tiến Trung trong danh sách mời.
Ngoài chuyện các nhóm trong danh sách mời khó có thể chung cờ, từng cá nhân được mời một có phản ứng thế nào với lời mời. Tôi vẫn đang quan sát để có thể tìm thấy những lý do từ chối nhất định. Nhưng tạm thời tôi chỉ thấy có những lý do sau (ngoài lý do không thể đứng cùng nhau do khuynh hướng chính trị xã hội khác nhau):
1. Không muốn có những rắc rối với chính quyền (kể cả lý do không muốn tham gia các phong trào chính trị)
2. Không tán thành cương lĩnh, đường lối của PTCĐVN
3. E sợ nội dung các dàn xếp, trao đổi nội bộ của Phong trào có thể bị công bố
Tạm thời tôi chỉ thấy có lý do như vậy. Tất cả những lý do khác mà những người được mời nêu ra để từ chối thực chất chỉ nhằm che giấu 4 lý do căn bản trên. Chẳng hạn lý do cho rằng PTCĐVN là cạm bẫy của cơ quan an ninh để từ chối, thật ra, không phải là lý do đứng vững. Các phong trào hoạt động chính trị ở cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 khác với các phong trào ở đầu thế kỷ 20. Điểm khác nhau đó là tính công khai, minh bạch. Nếu một phong trào đã công khai, thì phong trào đó có do chính quyền dàn dựng hay không cũng không quan trọng và không có ý nghĩa, bởi vì điểm quan trọng của một phong trào là ở cương lĩnh, đường lối của nó, chứ không phải ở người tổ chức, bởi vì một phong trào đã công khai, minh bạch thì người tổ chức luôn có thể được chọn lựa đúng đắn nhất bởi những người tham gia. Những người đã dấn thân tham gia các hoạt động chính trị trong một nhà nước toàn trị tất nhiên đều phải hiểu rằng một khi đã tham gia đều có khả năng "dấn thân vô là chịu tù đầy, là gươm kề cổ súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa", bất kể phong trào đó có là cạm bẫy do an ninh dàn dựng hay không. Ngay cả khi phong trào chính trị không phải là cạm bẫy do cơ quan an ninh tạo ra, không có dấn thân hoạt động chính trị an toàn, kể cả hoạt động bí mật hay ngầm. Những thứ dấn thân chính trị an toàn về thực chất không phải là dấn thân chính trị, kiểu như những người đợi chờ xem đèn của chính quyền mà họ tin cậy bật xanh hay đỏ. Do vậy là cạm bẫy hay không phải là cạm bẫy không có ý nghĩa hay vai trò quan trọng đối với người đã quyết định dấn thân chính trị. Chúng chỉ có ý nghĩa đối với những người không dấn thân chính trị. Người ta chỉ có thể sợ một cạm bẫy của cơ quan an ninh khi sợ rằng những dàn xếp nội bộ không công bố ra công luận bị cơ quan an ninh xùy ra công luận mà thôi, và đấy chính là lý do thứ 3 đã nêu ở trên. Lý do cho rằng người đứng đầu phong trào không có uy tín đủ lớn cũng không đứng vững, bởi vì như đã nói ở trên điểm quan trọng của một phong trào nằm ở cương lĩnh, đường lối chứ không ở người khởi xướng. Có nhiều trường hợp, người khởi xướng chỉ là người đề ra ý tưởng ban đầu và người đứng đầu của phong trào về sau không nhất thiết phải đúng là người khởi xướng.
PTCĐVN bất kể thế nào vẫn là một hiện tượng đáng nghiên cứu. Điều tôi muốn thấy là phản ứng của chính quyền như thế nào. Cho tới thời điểm này tôi chưa thấy phản ứng của chính quyền. Nhưng nếu Phong trào chỉ có 2 người được mời đồng ý tham gia thì có thể nói Phong trào tự nó đã thất bại và chính quyền chẳng cần phải làm gì cả. Sự thất bại như vậy không nằm ngoài 4 lý do tôi nêu ở trên.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét