Giải pháp của mọi giải pháp là công khai minh bạch trên mọi trận tuyến. |
Trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội vấn đề gì, lĩnh vực nào được đưa vào "tầm ngắm" để thanh tra, kiểm tra đều thấy tình trạng báo cáo sai nói "không đúng" hoặc không chính xác với thực tế được coi là chuyện "hiển nhiên", còn báo cáo đúng thì được coi là "lạ". Ví như: Báo chí đưa tin về sự suy giảm của nền kinh tế và hiện tượng "nợ xấu" gia tăng nhưng cho đến giờ phút này thì con số thực của "nợ xấu" là bao nhiêu? Không ai biết và cũng chẳng ai thông báo chính xác được?
Rồi thông tin, báo cáo về lãi lỗ của các doanh nghiệp nhà nước...cũng vậy, những sai phạm được đưa ra rồi cũng không tìm ra con số chính xác để xử lý..., mọi vấn đề gì bị phát hiện cần đưa ra để công khai thì lại bị bưng bít "bịt miệng" thế là tất cả xã hội cứ "chạy" trong tình trạng "bán tin, bán nghi" "thật giả lẫn lộn", không biết tin vào cái gì vì thông tin nào cũng bị "bóp méo".
Còn về lĩnh vực hành chính tổ chức cán bộ cũng có hiện tượng chẳng minh bạch. Ví như gần đây báo chí đưa tin có xã với hơn 9000 dân có đến 500 “cán bộ”. Xã không biết chính xác, huyện cũng chẳng rõ, tỉnh phải vào cuộc và báo cáo khẩn cấp lên Thủ tướng: Không có chuyện có 500 “cán bộ” mà chỉ mới…có 205.
Một quan chức Bộ Nội vụ cho biết cả nước có hơn 900.000 “cán bộ” thôn, xã. Cải cách hành chính luôn được đề cao, và chúng ta đã chi không biết bao nhiêu tiền để quản lý cán bộ công chức mà tình trạng vẫn như thế thì rất khó chấp nhận. Thông tin như vậy thì hoạch định chính sách ra sao.
Người ta nghĩ trong hệ thống ngân hàng thì kỷ luật thông tin cao hơn nhiều. Nợ xấu là bao nhiêu? Không ai biết. Lúc thì nói chỉ hơn 3%, rồi 6%, lúc lại bảo 10%, nhưng rồi có lẽ sợ “nhạy cảm” lại không thấy ai chính thức nói đến con số 10% ấy nữa. Gần đây lại có con số 8,6 % và một số tiền đến 202 tỷ đồng, con số tài chính mà cứ nhảy múa kiểu "bọ gậy" gặp trời mưa như vậy thì căn cứ vào đâu để lập công ty xử lý nợ xấu AMC.
Có thể nói cả các lĩnh vực ví như quân lệnh như sơn cũng vậy, cả những nghề cao quý như lĩnh vực đào tạo, lương y như từ mẫu cũng thế. Chỉ thấy con số báo cáo hình thức và thành tích thôi, còn con số thực thì không bao giờ biết chính xác như vậy thì căn cứ vào đâu để các nhà quản lý điều hành xã hội lo toan, tính toán để tìm cách ổn định trật tự xã hội chứ nói gì đến lập phương án cho sự phát triển.
Trong y học bác sĩ cần bắt được bệnh rồi mới tìm thuốc chữa cho bệnh nhân, nhưng với căn bệnh trầm kha thế kỷ này "không công khai, minh bạch". Từ đó nó phát đi các "vòi bệnh như bạch tuộc" như hệ thống các loại bệnh "chạy", các hình thức bệnh "tham nhũng" bệnh bưng bít thông tin bệnh gian lận... rồi cuối cùng là cả bệnh lừa cả chính mình. Nhiều thứ bệnh thế làm sao tìm ra đúng bệnh mà cắt thuốc. Thậm chí đến lúc "cuống" thì cắt nhầm thuốc, điều trị ngược hoặc ngay cả "phẫu thuật" cũng nhầm thì lại được coi là không lạ? Và như vậy thì thật khó khăn cho mọi sự điều hành ổn định và làm chậm sự phát triển đất nước.
Trong kinh doanh những nhà hoạch định chính sách cần xử lý thì việc được cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác là cần thiết và mới có phương án phòng và xây dựng kế hoạch phát triển "đúng và trúng" được, còn thiếu thông tin hoặc thông tin chưa chính xác, thì quả là quá khó đối với tất cả mọi người chứ không nói gì đến nhà lãnh đạo và các nhà khoa học nghiên cứu xử lý bằng thông tin con số và thực tế không đồng điệu.
Vấn đề cần nói đến là nếu có cách làm đúng, sẽ có thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn, ít phế thải thông tin hơn. Và quan trọng nhất thông tin được cập nhật, tích tụ là một tài nguyên vô giá không chỉ cho việc quản lý hữu hiệu hơn mà còn giúp cho việc hoạch định chính sách, đào tạo người, phân bổ nguồn lực quý giá nhất – con người – một cách hiệu quả hơn và góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển công nghệ hiện đại và tiên tiến thì việc cải cách hành chính là việc cần làm và vấn đề kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động của xã hội theo ngành và lĩnh vực là điều cần thiết và cũng cần sự công khai minh bạch về tổ chức cán bộ, bộ máy làm việc cần gọn nhẹ và hiệu quả. Vì nếu trước kia ta quản lý một khối lượng như vậy rải khắp mọi nơi trên khắp đất nước là chuyện lớn và rất khó, ngày nay đó là “chuyện nhỏ như con thỏ”.
Với số liệu tập trung ở một nơi thông tin chính xác thì cấp Trung ương có thể phân tích “giúp” do có chuyên gia giỏi hơn và nhắc nhở các cấp dưới một cách đầy đủ và dễ ràng, nhưng thực tế thì "ôi thôi" con số báo cáo "báo cày" cử nhảy múa từng cấp độ và rồi không thể tìm ra con số thực và chính xác là gì số "thập phân" hay vố "vô tỷ" vì vậy sự thực thông tin đã bị béo méo trước khi đưa vào xử lý rồi do vậy kết quả xử lý chắc cũng chẳng thể khả thi và hiệu quả?
Ví như ta có một hệ thống báo cáo công khai minh bạch như vậy, thì Văn phòng Chính phủ hay Bộ Nội vụ, có thể kiểm tra ngay trong vòng vài phút xem chuyện xã có 500 cán bộ thực hư ra sao và khỏi cần phải vào cuộc “rầm rộ” và “khẩn cấp” như vừa qua rồi báo cáo lên vẫn không thể "đúng" vì từ trước đến nay có báo cáo nào là chính xác đâu?
Đã có quá nhiều “kế hoạch tổng thể”, đã có quá nhiều lời hô hào cải cách hành chính nhưng chưa thấy mấy kết quả. Xây dựng một vài hệ thống như vậy có thể giúp xóa bỏ tình trạng thiếu rõ ràng, cát cứ thông tin, che giấu, thậm chí bóp méo thông tin.Thực hiện gì chăng nữa, xây dựng kế hoạch cao cấp hay sơ cấp hay đẳng cấp gì gì đi nữa mà không công khai minh bạch thông tin thì tất cả những giải pháp đưa ra đều như "ếch ngồi đáy giếng" mà kêu ?
Cánh cửa nhìn ra thế giới rộng mở nhất là đối với vấn đề quản lý nền kinh tế xã hội mọi cá nhân, gia đình, tập thể, tổ chức xã hội, thành phố, tỉnh, vùng, miền và quốc gia, khu vực hay thế giới đều cần biết rõ thông tin và cần nhận định chính xác hai chữ "mình là ai? Cần phải làm gì? Do vậy những chủ thể nào nêu trên mà thiếu sự công khai minh bạch chắc chắn sẽ là những chủ thể có đeo luôn cái mác và thực tế luôn là chủ thể chậm tiến bộ, chậm phát triển...
Hay nói cách khác thiếu minh bạch thì khó có thể phát triển. Quan trọng hơn, sự không minh bạch, sự không nhất quán về thông tin gây lãng phí nguồn tài nguyên vô giá là con người. Điều này thì quá đúng đối với xã hội chúng ta hiện nay "nguyên nhân của mọi nguyên nhân là không minh bạch". Vì vậy cần thực hiện chiến dịch đối lập là giải pháp của mọi giải pháp là công khai minh bạch trên mọi trận tuyến thì sẽ thành công và phát triển. Theo tôi hiểu điều này để làm được là rất khó nhưng có khó thì vẫn phải tìm cách đưa ra và thực hiện vì nó là cái gốc của thành công, Chúng ta phải chung sức chung tay và chung lòng cùng toàn dân "vượt khó " với nhiều "rào cản" nhưng vẫn cần phải có ý chí để đi qua.
Dù biết là rất khó nhưng nếu các nhà lãnh đạo cứ điều hành và quản lý theo chiều hướng không biết rõ sự thực ta có cái gì và cần phải làm gì trong một biển thông tin hỗn độn thật giả, trắng đen thì quả thực là quá nguy hiểm. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay mà những điều thật thì bị bưng bít, còn những gì không thật lại phô trương cái giả lấn áp cái thật, cái ác thắng cái thiện, thế là chúng ta tự đánh mất niềm tin của nhân dân và một khi đã mất niềm tin tức là chấp nhận đánh mất tất cả ? Có làm gì thì cũng vô nghĩa mà thôi ? Mong sao điều đó đừng sảy ra ? Từ trong sâu thẳm của lòng mình những người dân yêu nước vẫn trông chờ và ngóng đợi tìm kiếm những nhà lãnh đạo của dân có tâm có tầm để dân còn có được hai chữ "niềm tin". Vì sự thực mãi mãi vẫn là sự thực còn sự bao che bưng bít thông tin không thực chỉ có thể tồn tại một thời gian nhất định chứ không bao giờ sống mãi như sự thực trường sinh. Cần công khai minh bạch để có thể thành công. Biết rằng là rất khó nhưng tôi vẫn cố hy vọng và chờ đợi thành công với sự chân thành và thẳng thắn của con người và xã hội.
Mai Huy PT
Một quan chức Bộ Nội vụ cho biết cả nước có hơn 900.000 “cán bộ” thôn, xã. Cải cách hành chính luôn được đề cao, và chúng ta đã chi không biết bao nhiêu tiền để quản lý cán bộ công chức mà tình trạng vẫn như thế thì rất khó chấp nhận. Thông tin như vậy thì hoạch định chính sách ra sao.
Người ta nghĩ trong hệ thống ngân hàng thì kỷ luật thông tin cao hơn nhiều. Nợ xấu là bao nhiêu? Không ai biết. Lúc thì nói chỉ hơn 3%, rồi 6%, lúc lại bảo 10%, nhưng rồi có lẽ sợ “nhạy cảm” lại không thấy ai chính thức nói đến con số 10% ấy nữa. Gần đây lại có con số 8,6 % và một số tiền đến 202 tỷ đồng, con số tài chính mà cứ nhảy múa kiểu "bọ gậy" gặp trời mưa như vậy thì căn cứ vào đâu để lập công ty xử lý nợ xấu AMC.
Có thể nói cả các lĩnh vực ví như quân lệnh như sơn cũng vậy, cả những nghề cao quý như lĩnh vực đào tạo, lương y như từ mẫu cũng thế. Chỉ thấy con số báo cáo hình thức và thành tích thôi, còn con số thực thì không bao giờ biết chính xác như vậy thì căn cứ vào đâu để các nhà quản lý điều hành xã hội lo toan, tính toán để tìm cách ổn định trật tự xã hội chứ nói gì đến lập phương án cho sự phát triển.
Trong y học bác sĩ cần bắt được bệnh rồi mới tìm thuốc chữa cho bệnh nhân, nhưng với căn bệnh trầm kha thế kỷ này "không công khai, minh bạch". Từ đó nó phát đi các "vòi bệnh như bạch tuộc" như hệ thống các loại bệnh "chạy", các hình thức bệnh "tham nhũng" bệnh bưng bít thông tin bệnh gian lận... rồi cuối cùng là cả bệnh lừa cả chính mình. Nhiều thứ bệnh thế làm sao tìm ra đúng bệnh mà cắt thuốc. Thậm chí đến lúc "cuống" thì cắt nhầm thuốc, điều trị ngược hoặc ngay cả "phẫu thuật" cũng nhầm thì lại được coi là không lạ? Và như vậy thì thật khó khăn cho mọi sự điều hành ổn định và làm chậm sự phát triển đất nước.
Trong kinh doanh những nhà hoạch định chính sách cần xử lý thì việc được cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác là cần thiết và mới có phương án phòng và xây dựng kế hoạch phát triển "đúng và trúng" được, còn thiếu thông tin hoặc thông tin chưa chính xác, thì quả là quá khó đối với tất cả mọi người chứ không nói gì đến nhà lãnh đạo và các nhà khoa học nghiên cứu xử lý bằng thông tin con số và thực tế không đồng điệu.
Vấn đề cần nói đến là nếu có cách làm đúng, sẽ có thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn, ít phế thải thông tin hơn. Và quan trọng nhất thông tin được cập nhật, tích tụ là một tài nguyên vô giá không chỉ cho việc quản lý hữu hiệu hơn mà còn giúp cho việc hoạch định chính sách, đào tạo người, phân bổ nguồn lực quý giá nhất – con người – một cách hiệu quả hơn và góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển công nghệ hiện đại và tiên tiến thì việc cải cách hành chính là việc cần làm và vấn đề kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động của xã hội theo ngành và lĩnh vực là điều cần thiết và cũng cần sự công khai minh bạch về tổ chức cán bộ, bộ máy làm việc cần gọn nhẹ và hiệu quả. Vì nếu trước kia ta quản lý một khối lượng như vậy rải khắp mọi nơi trên khắp đất nước là chuyện lớn và rất khó, ngày nay đó là “chuyện nhỏ như con thỏ”.
Với số liệu tập trung ở một nơi thông tin chính xác thì cấp Trung ương có thể phân tích “giúp” do có chuyên gia giỏi hơn và nhắc nhở các cấp dưới một cách đầy đủ và dễ ràng, nhưng thực tế thì "ôi thôi" con số báo cáo "báo cày" cử nhảy múa từng cấp độ và rồi không thể tìm ra con số thực và chính xác là gì số "thập phân" hay vố "vô tỷ" vì vậy sự thực thông tin đã bị béo méo trước khi đưa vào xử lý rồi do vậy kết quả xử lý chắc cũng chẳng thể khả thi và hiệu quả?
Ví như ta có một hệ thống báo cáo công khai minh bạch như vậy, thì Văn phòng Chính phủ hay Bộ Nội vụ, có thể kiểm tra ngay trong vòng vài phút xem chuyện xã có 500 cán bộ thực hư ra sao và khỏi cần phải vào cuộc “rầm rộ” và “khẩn cấp” như vừa qua rồi báo cáo lên vẫn không thể "đúng" vì từ trước đến nay có báo cáo nào là chính xác đâu?
Đã có quá nhiều “kế hoạch tổng thể”, đã có quá nhiều lời hô hào cải cách hành chính nhưng chưa thấy mấy kết quả. Xây dựng một vài hệ thống như vậy có thể giúp xóa bỏ tình trạng thiếu rõ ràng, cát cứ thông tin, che giấu, thậm chí bóp méo thông tin.Thực hiện gì chăng nữa, xây dựng kế hoạch cao cấp hay sơ cấp hay đẳng cấp gì gì đi nữa mà không công khai minh bạch thông tin thì tất cả những giải pháp đưa ra đều như "ếch ngồi đáy giếng" mà kêu ?
Cánh cửa nhìn ra thế giới rộng mở nhất là đối với vấn đề quản lý nền kinh tế xã hội mọi cá nhân, gia đình, tập thể, tổ chức xã hội, thành phố, tỉnh, vùng, miền và quốc gia, khu vực hay thế giới đều cần biết rõ thông tin và cần nhận định chính xác hai chữ "mình là ai? Cần phải làm gì? Do vậy những chủ thể nào nêu trên mà thiếu sự công khai minh bạch chắc chắn sẽ là những chủ thể có đeo luôn cái mác và thực tế luôn là chủ thể chậm tiến bộ, chậm phát triển...
Hay nói cách khác thiếu minh bạch thì khó có thể phát triển. Quan trọng hơn, sự không minh bạch, sự không nhất quán về thông tin gây lãng phí nguồn tài nguyên vô giá là con người. Điều này thì quá đúng đối với xã hội chúng ta hiện nay "nguyên nhân của mọi nguyên nhân là không minh bạch". Vì vậy cần thực hiện chiến dịch đối lập là giải pháp của mọi giải pháp là công khai minh bạch trên mọi trận tuyến thì sẽ thành công và phát triển. Theo tôi hiểu điều này để làm được là rất khó nhưng có khó thì vẫn phải tìm cách đưa ra và thực hiện vì nó là cái gốc của thành công, Chúng ta phải chung sức chung tay và chung lòng cùng toàn dân "vượt khó " với nhiều "rào cản" nhưng vẫn cần phải có ý chí để đi qua.
Dù biết là rất khó nhưng nếu các nhà lãnh đạo cứ điều hành và quản lý theo chiều hướng không biết rõ sự thực ta có cái gì và cần phải làm gì trong một biển thông tin hỗn độn thật giả, trắng đen thì quả thực là quá nguy hiểm. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay mà những điều thật thì bị bưng bít, còn những gì không thật lại phô trương cái giả lấn áp cái thật, cái ác thắng cái thiện, thế là chúng ta tự đánh mất niềm tin của nhân dân và một khi đã mất niềm tin tức là chấp nhận đánh mất tất cả ? Có làm gì thì cũng vô nghĩa mà thôi ? Mong sao điều đó đừng sảy ra ? Từ trong sâu thẳm của lòng mình những người dân yêu nước vẫn trông chờ và ngóng đợi tìm kiếm những nhà lãnh đạo của dân có tâm có tầm để dân còn có được hai chữ "niềm tin". Vì sự thực mãi mãi vẫn là sự thực còn sự bao che bưng bít thông tin không thực chỉ có thể tồn tại một thời gian nhất định chứ không bao giờ sống mãi như sự thực trường sinh. Cần công khai minh bạch để có thể thành công. Biết rằng là rất khó nhưng tôi vẫn cố hy vọng và chờ đợi thành công với sự chân thành và thẳng thắn của con người và xã hội.
Mai Huy PT
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét