Nhãn:

"Về bản kiến nghị 72"

http://www.youtube.com/watch?v=fKmkW5uLG5w&feature=youtu.be



Thái Bình - Hà Tĩnh - Ký tên “Bản kiến nghị 72”: Vẫn lại là ngụy tạo, giả mạo


Sự thật về việc một số người dân ở Thái Bình có tên trong cái gọi là “Bản kiến nghị…”: Vẫn lại là ngụy tạo, giả mạo


Những ngày qua, trên một số trang mạng xã hội tiếp tục đăng tải thêm danh sách những người ký tên ủng hộ cái gọi là Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Không khó để nhận ra mục đích của Bản kiến nghị đòi xóa bỏ chế độ chính trị, xã hội hiện hành, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Trong danh sách tiếp theo này chúng tôi thấy tiếp tục xuất hiện thêm tên của những người được giới thiệu là nông dân, học sinh, người làm nghề tự do của một số tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình… Chỉ có điều, cũng giống như tên những nông dân, học sinh, sinh viên ở Hà Tĩnh mà qua tìm hiểu Đại Đoàn Kết đã chỉ rõ là giả mạo, tên của những người này cũng chỉ được giới thiệu một cách chung chung, như “Nguyễn Văn A, nông dân (học sinh, sinh viên, người làm nghề tự do), Thái Bình (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định)”, không hề có địa chỉ cụ thể.



Yên ả trên những cánh đồng lúa Thái Bình


Để xác định, chúng tôi tìm về tỉnh Thái Bình, một trong những địa phương có nhiều người được nêu tên trong danh sách ủng hộ Bản kiến nghị kia. Trên đường, chúng tôi vẩn vơ với nhận định: nếu thực sự nhiều người dân, cụ thể là nông dân của Thái Bình- quê hương “Tiếng trống Tiền Hải năm 30”, “quê hương 5 tấn” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ này đang muốn đòi “xóa bỏ chế độ” chắc hẳn không khí nơi đây sẽ nặng nề, căng thẳng lắm! Vậy nhưng những gì chúng tôi chứng kiến lại ngược lại hoàn toàn. Ngay khi qua cầu Tân Đệ vào địa phận Thái Bình, chúng tôi đã cảm nhận được nhịp sống hối hả. Quốc lộ 10 chạy qua thị trấn huyện lỵ Vũ Thư mới được nâng cấp, mở rộng gấp đôi, người xe hối hả.


Đoạn sông chạy qua thị trấn được kè đá hai bên bờ, tạo cho thị trấn diện mạo mới khang trang, sạch đẹp. Rẽ vào con đường dẫn đến trung tâm xã Tự Tân, chúng tôi thấy việc mở rộng, nâng cấp con đường đang được hoàn thiện. Bên đường, ngôi trường mầm non của xã mới được khánh thành khá khang trang, bề thế. Hai bên đường lúa chiêm xanh kín đồng. Rất đông bà con nông dân đang chăm bón, làm cỏ. Không khí làng quê thanh bình, yên ả. Trò chuyện với ông Đỗ Văn Huề-một nông dân địa phương chúng tôi được ông chia sẻ, nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo đời sống của nông dân quê ông đã thay đổi rất nhiều, tiện nghi, sung túc, đủ đầy hơn. Phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền địa phương, vừa qua hộ gia đình ông cũng như mọi hộ nông dân khác trong xã đã tham gia, hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa. Ngoài ra còn tự nguyện hiến 18m2/sào phục vụ việc mở rộng nâng cấp đường giao thông, thủy lợi nội đồng, thiết thực tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới.



Đường trục xã Tự Tân đang được nâng cấp, mở rộng


Trao đổi với chúng tôi về việc trên một số địa chỉ mạng xuất hiện tên một số người xưng là nông dân trong tỉnh Thái Bình ký tên ủng hộ việc “xóa bỏ chế độ”, “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, không đắn đo, ông Phạm Nam Huân-Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Bắc Sơn khẳng định: điều này hoàn toàn là bịa đặt. Lý do, theo ông Huân, bà con nông dân phần đông không thạo việc truy cập mạng. Nếu biết thì cũng chẳng có thời gian cho việc này vì còn bận rộn việc sản xuất, làm ăn, chưa nói đến việc có thời gian tìm hiểu rồi ký tên ủng hộ hay phản đối điều này điều khác. Ngược lại, theo ông Huân, mới đây, khi khu dân cư Bắc Sơn đã tổ chức cho nhân dân trong thôn tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, hầu hết nhân dân trong thôn, đa số là nông dân đều tham gia tích cực, trách nhiệm, khẳng định, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ…



Nông dân Đỗ Văn Huề


(thôn Bắc Sơn, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, Thái Bình:


”Đổi mới do Đảng lãnh đạo đã cho chúng tôi đổi đời”


Để có cái nhìn tổng quát, đầy đủ hơn về tâm tư, nguyện vọng, thái độ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Thái Bình trong đợt sửa đổi Hiến pháp này, chúng tôi đến Ủy ban MTTQ tỉnh. Tìm hiểu chúng tôi được biết, đến nay MTTQ tỉnh Thái Bình và các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến các đoàn viên, hội viên góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Theo Báo cáo tổng hợp của Ban thường trực UB MTTQ tỉnh, tính đến ngày 10-3, MTTQ, các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức trên 3000 hội nghị lấy ý kiến, với trên 120.000 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia, đóng góp trên 23.000 lượt ý kiến. Trong đó không có một ý kiến nào từ các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng cũng như đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi phi chính trị hóa quân đội…Không những thế còn có hàng nghìn ý kiến đề nghị nêu rõ trong Hiến pháp: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất Nhà nước và toàn xã hội Việt Nam”…


Một lần nữa, sự ngụy tạo, giả mạo lại bị phơi bày.


Nhóm phóng viên Thời sự-Chính trị


(Đại đoàn Kết)


Hà Tĩnh: Nhiều người bị mạo danh chữ ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp


Thời gian qua, nhiều nông dân và sinh viên Hà Tĩnh bị một số đối tượng mạo danh chữ ký vào cái gọi là bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992.


Thời gian gần đây trên một số trang mạng có giới thiệu về bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992 kí tên tập thể, trong đó đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên đa Đảng, tam quyền phân lập và phi chính trị hoá lực lượng vũ trang. Ngoài một số người có chức danh và địa chỉ cụ thể thì hầu hết là tên giả và không có địa chỉ.



Xuất phát từ hiện tượng có nhiều nông dân Hà Tĩnh ký tên trên mạng trong khi nhiều người còn mơ hồ về internet, Báo Đại đoàn kết đã có cuộc điều tra độc lập và đi đến khẳng định: Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp trên một số trang mạng là sự nguỵ tạo có chủ đích.


Qua phỏng vấn trực tiếp những người nông dân được cho là đã ký tên trên mạng vào cái gọi là bản kiến nghị nhưng tất cả đều là mạo danh bởi họ không có điều kiện truy cập internet và nếu có thì việc nắm hiến pháp còn rất hạn chế. Ngoài nông dân ở Hà Tĩnh bị mạo danh thì một số sinh viên của trường Đại học Hà Tĩnh cũng bị mạo danh ký vào cái gọi là bản kiến nghị này.


Bà Nguyễn Thị Hường, Phó Hiệu trưởng trường Đại Học Hà Tĩnh bức xúc cho biết: “Riêng điều 4 Hiến pháp, các em sinh viên đều hoàn toàn đồng tình, không có bất kỳ ý kiến trái chiều nào. Chúng tôi khẳng định rằng không có sinh viên Đại học Hà Tĩnh tham gia. Mong báo chí làm rõ việc mạo danh đề tên sinh viên Hà Tĩnh này”.


Việc nguỵ tạo tên nhiều người dân ký vào cái gọi là bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 nhằm tạo sức ép với Đảng và Nhà nước, đã khiến việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 bị biến dạng. Hành động trên không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ của đất nước mà còn ảnh hưởng đến uy tín của nhiều người trong đó có cả những người trẻ.

5 nhận xét :

  1. Cái cột màu hồng bên phải che chữ không đọc được bạn ơi, chỉnh lại đi.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi mới mang về nhà. Qua đây mà đọc nè bạn.
    http://hienphapmoi.blogspot.com/2013/03/can-len-hanh-ong-mao-danh-nguoi-khac.html

    Trả lờiXóa
  3. Kí vô mà ghi rõ tên thật địa chỉ số nhà cho sai người tới bắt bỏ tù à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì bố đây sản xuất đủ 93 triệu chữ ký. chỉ xin cấp kinh phí trả công và giấy in ấn dan sách...hê hê

      Xóa
    2. Thế thì bố đây sản xuất đủ 93 triệu chữ ký. chỉ xin cấp kinh phí trả công và giấy in ấn dan sách...hê hê

      Xóa

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4