Câu hỏi này vang lên trong đầu tôi ngay sau khi đọc “Lời tự thú trước đêm giao thừa” của blogger Đoan Trang. Tên của cô gái này là Đoan Trang – chứng tỏ gia đình cô gái như bao ông bố bà mẹ khác mong muốn con gái mình có đủ công, dung, ngôn, hạnh – chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam. Chọn cái tên ấy cho con gái của mình hẳn ý thức về “cái đẹp” ăn sâu và gắn bó với mọi lời dạy dỗ, kèm cặp của những đấng sinh thành ra cô gái này. Nhưng đọc Lời tự thú này nó không phải là tự thú về cách hành xử, lỗi lầm hay tội lỗi ghê gớm nào hết, nó chỉ là tiết lộ về thói quen (trong quá khứ?) sinh hoạt tình dục, chụp ảnh, quay clip ghi lại những cuộc tình “lãng mạn nhất” và “yêu là phải hết mình” của cô gái sinh ra và lớn lên trong gia đình gia giáo giữa thủ đô Hà Nội?
Chân dung “nhà dâm chủ” Đoan Trang
Lời tự thú thường dùng cho người từng gây ra lỗi lầm, hối lỗi về việc làm trong quá khứ, muốn bộc bạch ra để giải thoát cho bản thân, muốn chuộc lại lỗi lầm đã gây ra. Nhưng trong Lời tự thú này, cô gái không hề thấy xấu hổ, dằn vặt về việc mình đã làm (vài mối tình, và đã chụp ảnh ghi lại một số khoảnh khắc nhạy cảm) mà cô ấy chỉ dằn vặt vì “điều thiêng liêng ấy bị làm cho vấy bẩn, khi sự riêng tư của mình bị xâm phạm, chà đạp”. Động cơ tự thú là vì sự dằn vặt “biết đâu, một ngày nào đó những bức ảnh riêng tư của tôi sẽ được bôi đen bôi đỏ, khoanh tròn, v.v. trên mạng” ? Vậy bản chất đây có được xem là lời tự thú hay thực chất là lo sợ một hiểm họa có thể xảy ra, muốn ngăn chặn, muốn phủi bỏ trách nhiệm, không muốn đánh mất “hình tượng” đang được cất công tô vẽ sẽ bị sụp đổ vì lối sống buông thả như trăm ngàn “chính trị gia” khác?
Đoan Trang cầm cờ vàng 3 sọc đi biểu tình trong thời gian ở Mỹ
Nên nhớ, lúc cô gái này bị bắt giữ vì vụ in áo liên quan đến Việt Tân của ba người: Người Buôn gió – Bùi Thanh Hiếu, Mẹ Nấm Gấu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Đoan Trang. Chính vụ in áo này mà cô Mẹ Nấm Gấu đã quay lưng với Việt Tân (cho chúng là kẻ gắp lửa bỏ tay người, lừa phỉnh, đốt người…), vạch mặt nhân tình Người Buôn gió từng đưa đường dắt lối cho cô Mẹ Nấm Gấu kia đến với Việt Tân. Tôi từng nhớ trong bài viết trên facebook của Đoan Trang “hồi tưởng” về các cuộc tình của mình, Người Buôn gió còn ý nhị comment với nội dung “hờn giận” vì vị trí của mình chưa đáng kể gì so với các anh kia trong “trí óc người đẹp”. Người Buôn gió là cốt cán của Việt Tân, là dân giang hồ có tài viết lách, đưa nhiều “người đẹp” đến cho với Việt Tân. Khác với Mẹ Nấm Gấu oán hận Người Buôn Gió và Việt Tân thấu xương tủy, Đoan Trang chỉ phủi nhận “sự liên quan”, cho rằng mình còn “ngu ngơ lắm, đần độn lắm” nên khi bị bắt “đã khóc mếu, đã van lạy, xin khai báo thành khẩn” (cô Mẹ Nấm Gấu khi đó cũng như vậy) và giờ hối hận vì khi đó không có “đủ bản lĩnh để đương đầu với những kẻ được đào tạo để thị uy, trấn áp người khác”? Đoan Trang không hối hận vì đã ảnh sex của mình bị người thứ ba biết (điều mà các cô gái bình thường sợ hãi nhất) mà lại tỏ thái độ hậm hực vì “an ninh Việt Nam đã “mẫn cán” đến mức thọc mũi vào đời tư của một phụ nữ và ra sức huấn thị, dạy đạo đức cho người phụ nữ (độc thân) ấy?”.
Lưu ý thêm rằng Đoan Trang trở về sau khi làm việc ở VOICE – tổ chức ngoại vi của Việt tân, tham gia đủ các hoạt động cho Việt Tân ở Mỹ.
Toát lên Lời tự thú này không phải là sự day dứt về lối sống buông thả của một số gái lúc đó 31 tuổi (năm 2009), cái tuổi mà bạn bè trang lứa với cô ta chắc chồng con đã đề huề, yên bề gia thất, còn cô ta vẫn đang bay bổng, lãng mạn “nhất” với các cuộc tình, thâu lại hình ảnh tự sướng. Khi sự trụy lạc bị phát giác, cô ta không có cái cảm giác của những người “bình thường” khác là xấu hổ, tự vấn bản thân mà căm hận những “an ninh Việt Nam” ra sức giảng dạy đạo đức cho cô ta và giữ gìn bí mật, danh tiết cho cô ta suốt nhiều năm nay chưa bị đưa lên mạng?
Đọc Lời tự thú của blogger “đấu tranh dân chủ” Phạm Thị Đoan Trang này, tôi thấy lo lắng vô cùng cho hình ảnh người phụ nữ Việt trong con mắt cộng đồng, trong việc định hướng giá trị lối sống cho giới trẻ thời nay. Phong trào “Tây hóa” mà họ ảo tưởng ấy là tự do sex, tự do biến thái, quyền được yêu vô tội vạ và cổ vũ cho giá trị “tự do” đó mới là đích thực. Họ đấu tranh mong đem những giá trị “tự do” đó vào môi trường chính trị khi tham vọng thay đổi cả xã hội Việt Nam truyền thống học theo “văn minh phương Tây” giải thoát mọi bản năng. Dễ thấy điều này khi đọc lượng like, share, comment khủng dưới Lời tự thú của cô gái. Hầu như không có ai có lời khuyên cô gái cần “giữ gìn phẩm giá” nào mà rặt toàn ca tụng cô ta tiếp tục phát huy “quyền được yêu”,không phải lo sợ gì, khen ngợi cô ta cao tay khi tung ra Lời tự thú nhằm “vô hiệu hóa” chiêu độc nếu bị phía chính quyền “chơi bẩn”…
Liên hệ đến đời tư được cô gái tiết lộ trên FB, blog cho thấy, cô ta lang thang khắp các nền văn minh phương Tây trong nhiều năm qua, ca ngợi người đàn ông Phương Tây hết lời, chê bôi đàn ông Việt, con người Việt, văn hóa Việt đến thậm tệ, nay cô ta đã 37 tuổi vẫn quyết định rời bỏ xứ sở “tự do tuyệt đối” bất chấp lời khuyên ngăn bạn bè, trở về quê hương “u mê”, về “nhà tù đang giam hãm tự do” để đấu tranh cho nền dân chủ, để đương đầu với quá khứ rình rập, với lực lượng an ninh “độc tài, phi nhân tính”, với “dư luận viên khát máu”…Nhờ đó, cô gái được tung hô như “anh thư” dũng cảm, yêu nước, “chọn trở về chứ không ra đi” như bao kẻ đấu tranh dân chủ khác.
Cô gái này cũng từng có thư ngỏ gửi một nữ nhân viên an ninh mà cô ấy quý mến vì sự hồn nhiên, mẫn cán, chân thành, dũng cảm… nhưng không lâu trước đó cô ta kêu gọi thống thiết trên mạng việc Cơ quan an ninh Việt nam đe dọa, khủng bố người mẹ già đơn độc trong nước của cô, hô hào “chiến hữu” đến bảo vệ cho mẹ cô, nhưng thực chất hình ảnh ghi lại sau đó trên facebook chỉ có độc một cô gái an ninh mặc áo vàng đến “thăm hỏi” mẹ cô ta vài lời, bỏ ra về khi thấy “chiến hữu” đầy băm trợn của cô Đoan Trang ở đó.
Nếu cô Đoan Trang tự xem mình là “gái nhà lành” thì chắc bạn bè của cô như nhóm No-U hẳn không có gì biến thái, đều lành mạnh, cổ vũ lối sống và sự tự do cá nhân tuyệt đối, nhất là trong sinh hoạt tình dục. Những chuyện anh A, chị B giật chồng giật vợ, lăng nhăng bồ bịch, sinh hoạt buông thả được xem chuyện thường ngày giữa các anh chị No-U của Đoan Trang. Vậy nên Lã Dũng mấy đời vợ vẫn đưa gái NO-U vào nhà nghỉ, bị bố cô gái đập cho vẫn tươi cười khoe lên mạng, hô hào đồng bọn giải vây. Bùi Hằng với trai trẻ trong khách sạn ở bãi biển Hải Phòng vội lu loa “chưa đánh đã khai” khi bị biết khách sạn bị công an đến kiểm tra khách cư trú. Dũng Aduku công khai quan hệ yêu đương với gái vị thành niên, vô tư khoe lên mạng, dẫn đến các hoạt động nhóm vẫn được đồng bọn bao che, khi bị bắt lại hùa nhau cùng tố cáo chính quyền “giăng bẫy”. Cù Huy Hà Vũ tranh thủ “công cán”, trốn vợ đưa bồ cũ vào nhà nghỉ, cho dù công an kiểm tra, khám xét, thu giữ chứng cớ phạm tội chống Nhà nước vẫn được xem là người hùng sa cơ, bị bẫy…
Môi trường, bạn bè như vậy, quan điểm sống sa đọa như thế, hỏi sao Đoan Trang và những anh chị No-U này lại căm ghét công an Việt Nam “mẫn cán” đến thế. Không hiểu rằng có thể xem đây là Lời tự thú hay Lời khiêu khích, thách đố của cô Đoan Trang? Đọc trên một số diễn đàn báo chí từng là đồng nghiệp của cô này cho thấy, số đông vẫn còn nghi ngờ liệu cô Đoan Trang có thật sống buông thả như thế, liệu cô Đoan Trang có dựng chuyện để tạo scandal không… Hiểu theo tư duy thông thường của người Việt sẽ không ai cắt nghĩa nổi sự bệnh hoạn của “gái nhà lành” này được, kể cả dân báo chí luôn phải tiếp xúc với đủ loại người, đủ loại tệ nạn của xã hội.
Nhạn Biển
Đoan Trang là con nhà quỷ đấy
Trả lờiXóa