“Rối như canh hẹ” là sự thật đau lòng của cộng đồng người Việt tị nạn tại Thái Lan, đau lòng bởi trước khi rời khỏi Việt Nam, phần lớn người tị nạn được gắn mác “nhà hoạt động dân chủ”, cũng chính vì cái danh hão này mà họ phải chịu bao khó khăn, khổ cực. Cộng đồng tị nạn với nhiều số phận (thân phận) khác nhau, những tưởng thoát khỏi chế độ Cộng sản để có được sự bình an.
[caption id="attachment_946" align="alignnone" width="435" caption="Nhung Nguoi Viet Ty Nan Tai Thailand"][/caption]
Ngờ đâu! Tình trạng mất đoàn kết nội bộ, đây là vấn nạn từng xảy ra khi còn ở Cambodia, nay tái diễn ở cấp độ cao hơn. Trước kia, ở Cambodia nổi lên mâu thuẫn giữa nhóm cựu tù chính trị Nguyễn Phòng Phong với nhóm mục sư Ngô Đắc Lũy, nhóm này tố nhóm kia là tay chân của Cộng sản, quỵt tiền của người tị nạn, sự kiện Lê Trí Tuệ mất tích một cách bí hiểm, làm cộng đồng tị nạn người Việt ở Cambodia hoang mang, nghi ngờ lẫn nhau. Đến nay, “căn bệnh trầm kha” theo chân dòng người tị nạn đến Thái Lan, như một phần tất yếu của cuộc sống?
Sự kiện Trần Văn Huy “qua sông lụy đò”, nhưng cũng kịp “qua cầu rút ván”, khi còn ở Việt Nam, Huy chống đối chính quyền “quyết liệt”, đồng thời liên lạc với Nguyễn Thu Trâm, được Thu Trâm “tận tình” chỉ dẫn đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Cambodia trình báo, ngờ đâu đây là cánh tay nối dài của Cộng sản Việt Nam. Sau khi Huy toại nguyện “giấc mơ” tị nạn, quay 1800 tố Thu Trâm, rằng Thu Trâm đã bị Công an Cộng sản khống chế, rằng Thu Trâm không một ngày ở tù cũng nhận là Phát Ngôn viên Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo…; cựu tù Nguyễn Phùng Phong với “thành tích” chống Cộng có hạng, khi đào tẩu qua Cambodia rồi đến Thái Lan anh cũng quậy phá tưng bừng, với lợi thế khả năng ăn nói hơn người (“ngọt như mía lùi”), với lợi thế sức khỏe hơn người, anh đã thành công trong việc kéo theo một cái rờ-moóc, đưa cả gia đình đoàn tụ, hưởng quy chế tị nạn tại Thái Lan, lấy đi cơ hội của bao người khác; rồi vấn đề nhạy cảm, cũng chính là căn nguyên của mọi sự mất đoàn kết, đó là tiền, tiền - bạc nên nó bạc bẽo con người, như một thứ ma thuật làm con người ta đánh mất nhân cách, đánh mất đi bản năng sống. Cộng đồng tị nạn, khi mới đặt chân đến Thái Lan phần lớn gặp khó khăn, đùm bọc nhau mà sống, trong tháng ngày đợi chờ quy chế tị nạn, cũng được vài đồng ủng hộ của đồng bào hải ngoại, nhưng không đáng là bao, cũng chính vì quá ít, nên mới phải giành giật nhau mà sống, như định mệnh, chuyện gì đến đã đến…và còn nhiều nhiều chuyện khác mà tôi không tiện nói ra, mọi người cũng biết.
Các nhà hoạt động dân chủ, khi ở trong nước rất “hoành tráng”, nhưng đặt chân đến Thái Lan cùng nhau hát bản “tình ca buồn”, buồn vì sự nghiệp dân chủ chưa đến đâu, mà gánh nặng cơm áo, gạo tiền, mất đoàn kết nội bộ…làm hoen ố thanh danh “nhà hoạt động động dân chủ”.
Thiết nghĩ cộng đồng người Việt tị nạn tại Thái Lan cần có một đợt “đại phẫu”, chấp nhận thương đau, đưa ra ánh sáng những kẻ lợi dụng hoạt động dân chủ mưu lợi cá nhân.
Trần Tâm
Nguồn: http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/14334-R%E1%BB%91i-nh%C6%B0-canh-h%E1%BA%B9
Theo Lữ khách thì mọi người tỵ nạn nên lo cho cuộc sống tỵ nạn ở Thái trước hết; lo cho con cái học tập ở nơi xa xứ kẻo không sau này con cái bị gián đoạn trong học tập thì oán ai bây giờ (việc đó bậc cha mẹ nào cũng phải nghĩ đến). Việc miếng cơm manh áo mà "giành dựt" lẫn nhau trong khi trước kia ở trong nước cùng chiến tuyến cho phong trào dân chủ thi xem xét lại động cơ tham gia hoạt động của một số thành viên trong tổ chức. Đánh nhau lắm thì đau nhiều chứ ích lợi gì.
Trả lờiXóa