HSDC: Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, điều đó đã khẳng định. Nhưng trong bối cảnh tranh lấn hiện nay và thực trạng khắc nghiệt bởi khí hậu đã là mảnh đất không dễ gì cho người dân sinh tồn, lại đang rất được quan tâm. Trong khi đó, trong chính lãnh thổ chủ quyền bất khả xâm phạm, trên chính mảnh đất từng gắn bó, nuôi dưỡng dân tộc ta qua các thời kỳ thì lại đang bị chính những người dân vì lợi ích cá nhân mà bất chấp tất cả...
Thời gian gần đây, những cánh rừng phòng hộ tại Gia Lai đang bị đốn hạ không thương tiếc, tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn làm ngơ trước hiện tượng này.
Từ cuối xã Đăk Smei vào xã Hà Đông thuộc huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai những mảng rừng bị phá nham nhở. Lâm tặc đốn hạ từng cây to, nhỏ để ngay ven đường, thản nhiên cưa xẻ.
Dọc con đường độc đạo từ xã Đăk Smei vào xã Hà Đông, hàng trăm đường luồng, lối mòn cũ, mới được mở để lâm tặc vận chuyện lâm sản.
Những cánh rừng bị tàn phá tại các Tiểu khu 410, 412, 415, 416…. Mảng rừng bị phá nhỏ nhất khoảng vài nghìn m2, lớn thì chừng vài ha, trong số đó, có nhiều nơi vừa bị chặt phá, lá cây vẫn còn xanh tươi. Những khoảnh rừng bị tàn phá nặng nề nhất là nằm trên đoạn đường dài chừng 10 km từ ngã ba Hà Đông đến gần trung tâm xã.
Mặc dù rừng bị phá tan hoang như vậy nhưng chính quyền địa phương vẫn làm ngơ và những người yêu rừng vẫn phải đang chứng kiến cảnh “lá phổi xanh” của thiên nhiên đang bị “xẻ thịt”.
Một khoảnh rừng nguyên sinh vừa bị tàn phá |
Cây rừng bị đốn hạ ngổn ngang |
Nước mắt rừng xanh |
Gỗ lâm tặc chưa kịp vận chuyển đang còn dấu trong rừng |
Trong rừng phòng hộ, hàng trăm con đường mòn do lâm tặc tạo ra để vận chuyển gỗ |
Người dân thản nhiên dựng lều trại trong rừng phòng hộ |
...Và thản nhiên chặt cây rừng. Với cây có đường kính đến 3 người ôm nhưng đàn ông này với cây rìu chỉ cần một ngày là chặt đổ |
Một điều thật lạ, ở rừng phòng hộ được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng lâm tặc vẫn ngang nhiên đưa máy cưa, xẻ gỗ vào rừng. Những bình dầu, nhớt, xăng, nước còn sót lại nói lên điều đó |
Tại ban quản lý rừng, vẫn còn sót lại một miếng gỗ. Liệu đây có phải là một trong những tấm gỗ lớn nhưng chưa kịp vận chuyển ra khỏi Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Đoa. Dư luận đang đặt câu hỏi: Liệu việc phá rừng của lâm tặc và miếng gỗ trong ban quản lý có mối liên hệ với nhau chăng? |
Phạm Duy- Công Bắc/VOV Tây Nguyên
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét