Nhãn:

Phạm Thị Hoài phỏng vấn 03 nhà dân chủ trong nước






Phỏng vấn Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn và Lê Thị Công Nhân
Có nên coi “hoạt động dân chủ” là một nghề?
Phạ Thị Hoài thực hiện – Procontra
Pro&contra: Ba người sau đây, vẫn được coi là những nhân vật “điển hình”, những hình tượng “lý tưởng” về “tư duy kinh tế” và hộ tượng trưng cho ba thế hệ. Và điều đáng nói ở đây là những nguyên nhân, điều kiện nào đã làm nên họ, những người đã “gặt hái” nhiều thành công trong lĩnh vực nghề “hoạt động dân chủ”. Vậy họ là ai?, ta có thể cùng tìm hiểu:
Ông Nguyễn Khắc Toàn, sinh năm 1955, gốc gác ở Nam Định, năm 1973 tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam (di chứng đau dây thần kinh hai chi dưới, chấn thương cột sống; được nhận một số huân huy chương kháng chiến). Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ông tiếp tục học Đại học Sư phạm Hà Nội và ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80, ông đã bắt đầu có những manh nha về hoạt động kinh doanh tư nhân. Mặc dù ở tuổi này vẫn chưa yên bề gia thất, nhưng nếu nói đến cách “làm tiền” thì nhiều người phải “kính nể”.
Ông Phạm Hồng Sơn, sinh năm 1968 tại quê hương Nam Định, vốn là người có chút tư chất thông minh, lại cần cù chịu khó nên ngay tù khi còn học phổ thông đã được chọn vào trường chuyên Lê Hồng Phong, năm 1992, sau tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội và đi làm một số nơi, chính tù những công việc chân chính này đã “cải thiện” nhận thức để ông tiếp tục theo hướng nâng cao trình độ cao học về quản lý kinh tế. Hiện ông đang cùng vợ và các con sống cuộc sống khá giả tại biệt thự sang trong (chỉ dành cho người nước ngoài) tọa lạc tại khu đất “vàng” phía Tây hồ, Hà Nội.
Bà Lê Thị Công Nhân, sinh năm 1979 tại miền Tây sông nước Tiền Giang, là thế hệ trẻ, hậu sinh, nên không thể so bì với ông Toàn và Sơn. Năm 2001 tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội và gia nhập Đoàn Luật sư Hà Nội, thành viên Liên minh Luật sư Quốc etes UIA, do là người có tư duy kinh tế từ rất sớm, nên mặc dù chỉ là sinh viên mới ra trường, song qua mấy năm trăn trở, cống hiến, bươn chải với “nghề”, đến nay bà đã dành dụm đủ tiền mua nhà, tậu ô tô.
Phạm Thị Hoài: Xin quý vị cho biết, con đường nào đã đưa các vị đến với nghề “hoạt động dân chủ”?.
Nguyễn Khắc Toàn: Theo chủ quan riêng tôi, nếu dùng hình tượng là “con đường” để đưa tôi đến với nghề thì chưa hẳn là đúng vì theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nhanh nhạy, biết vận dụng linh hoạt quy luật thị trường, nắm bắt những thời cơ “vàng” đến với mình và tôi cũng xin lưu ý với mọi người rằng, những thời cơ tốt chỉ đến với ta chỉ một lần và nó sẽ trôi đi rất nhanh.
Phạm Hồng Sơn: Bản thân tôi nghĩ rằng, tất cả đều xuất phát từ quy luật “Cung và Cầu” của thị trường mà thôi.
Lê Thị Công Nhân: Tôi rất đồng tình theo hướng suy nghĩ của bác Toàn và anh Sơn, tôi chỉ xin bổ sung them là cũng xuất phát từ nhu cầu cuộc đời thường mà buộc mỗi chúng ta phải biết tự vươn lên, tìm mọi cách bươn chải, chống chọi với cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt này và đây cũng chính là nguồn cơn đã dẫn tôi đến với “nghề”.
Phạm Thị Hoài: Vậy thưa các vị, ta có nên coi “hoạt động dân chủ” là một nghề không?.
Nguyễn Khắc Toàn: Tại sao không? Trong một chừng mực nào đấy, tôi nghĩ trong xã hội hiện nay cần loại bỏ ngay lối tư duy cổ hủ lạc hậu, cần đổi mới nhận thức theo hướng “dân chủ thực dụng” và hay coi “hoạt động dân chủ” là một nghề, một nghề “đặc biệt”.
Phạm Hồng Sơn: Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, trước tiên ta cần hiểu nghề là gì? Và nghề được tạm hiểu đơn giản là cái việc mình phải làm để kiếm ăn, kiếm sống, cho dù mỗi nghề đều có cái riêng của nó, có nghề lao động bằng chân tay, có nghề lao động bằng trí óc, song mục tiêu cuối cùng là nhằm để nuôi sống bản than ta, gia đình ta.Xét theo khái niệm trên, cũng như căn cứ vào tính chất hoạt động của “nghề”, thì việc coi “hoạt động dân chủ” là một nghề là rất đúng đắn và khoa học.
Lê Thị Công Nhân: Trong thực tế hiện nay, quan niệm về nghề đã mở rất rộng, gần như là “phẳng”. Đã có rất nhiều ngành, nghề mới mẻ hình thành, phát triển mà trước đây chưa ai có thể hình dung được, bí như nghề bán không khí, nội tạng người và nghề “cò” hay còn gọi là “môi giới” vẫn song song tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực của xã hội như “cò” bất động sản, bệnh viện, thậm chí “cò” cả buôn bán vũ khí nữa…Vậy việc ra đời của một loại hình nghề “dân chủ” là bình thường và không có gì đáng bất ngờ cả.
Phạm Thị Hoài: Để hoạt động thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi mỗi người làm nghề cần phải có được những tố chất gì?.
Nguyễn Khắc Toàn: Tôi nghĩ không cần tố chất gì cả, mà phải đảm bảo cho được hai điều kiện, thứ nhất điều kiện “cần” là mỗi chủ thể phải thành thạo tất cả các công việc của một nhà văn, nhà thơ, nhà báo, biên kịch hay nhà sưu tầm; luôn cập nhật thông tin mới xoay quanh vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để có thể trả lời các “quan thầy” bên ngoài đột nhiên hỏi đến thì có cái mà trả lời, thế mới “ăn tiền”, thứ hai là điều kiện “đủ”, phải rèn luyện cho được những đức tính nhẫn nhục, kiên nhẫn và hy sinh, nếu cần thiết có thể sẵn sang chấp nhận vào tù ra ra tội.
Phạm Hồng Sơn: Tôi lại nghĩ khác, để thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi người làm nghề này phải có tố chất của một nhà nghiên cứu khoa học, am hiểu sâu rộng kiến thức trên mọi lĩnh vực và có tài diễn thuyết, phản biện chính trị, chịu khó đọc, tổng hợp lại vì tất cả những gì ta thu thập được chỉ là “mớ” thông tin hỗn độn, cần có năng lực, trình độ mới có thể “biên tập” lại bằng các thao tác lồng ghép thêm chút ít ý kiến chủ quan, rồi thêm “mắm, muối, gia vị” và thổi phồng lên cho thật đẹp mắt, rồi “giao hang” cho “đối tác” qua các phương tiện viễn thông hiện đại.
Lê Thị Công Nhân: Tôi vẫn thường hay ví nghề “hoạt động dân chủ” như nghề ca sỹ, diễn viên hay người mẫu (gọi chung là nghề công chúng), trong đó yếu tố quan trọng và tiên quyết là phải tự biết cách “đánh bong, lăng xê” tên tuổi mình lên một cách tự nhiên và hợp lý, điều quan trọng phải hiểu được phía “đối tác” đang cần gì.
Phạm Thị Hoài: Quý vị có thể cho biết nguyên nhân, điều kiện cốt lõi để nghề “hoạt động dân chủ” có thể phát triển và tồn tại?.
Nguyễn Khắc Toàn: Xin thưa rằng, để cho nghề “hoạt động dân chủ” phát triển và tồn tại thì điều cốt lõi là phụ thuộc vào bộ phận người ở trong và ngoài nước do không có điều kiện hoặc không muốn tiếp nhận thông tin qua các nguồn công khai, chính thống mà họ lại thích và sẽ trả tiền rất cao để được tiếp nhận thông tin “chính trị, xã hội” trong nước một cách “cổ điển” là thông qua những người như chúng tôi và theo như lý giải của họ qua khâu “trung gian” này mới có được những thông tin mang tính giá trị “thực” cao.
Phạm Hồng Sơn: Tôi nghĩ cho dù tốc độ khoa học công nghệ có phát triển đến đâu di chăng nữa, thì yếu tố con người vẫn luôn đứng vị trí số 1, trung tâm và như trên tôi đã từng nói, mỗi người làm nghề này luôn cần phải tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và khẳng định mình thì mới đáp ững được đòi hỏi nghiệt ngã của công việc, đồng thời mới có thể cạnh tranh được với các ngành nghề truyền thông khác. Trong công cuộc đổi mới, nghề “dân chủ” hiện nay cần phải có một tư duy khác trước, không thể lấy sức mạnh võ biền, cực đoan làm điểm tựa. Nhưng một thứ chắc chắn vẫn phải luôn cần, đó là long dũng cảm và tôi cũng như bác Toàn, cô Nhân không phải là hạng người nằm trong chăn mà hô xung phong.
Lê Thị Công Nhân: Tôi nghĩ sau này khi nghề “hoạt động dân chủ” phát triển và có chỗ đứng trong xã hội thì nhất thiết phải xây dựng một hành lang pháp lý, tức là phải có một dự luật nhằm điều chỉnh các quan hệ, cách ứng xử và cao hơn nữa cần tranh thủ sự đồng tình ủn hộ của Hiệp hội nghề quốc tế.
Phạm Thị Hoài: Có ý kiến cho rằng ở ba vị đều có điểm chung là xuất thân trong gia đình căn bản, cũng từng mơ ước, hoài bão theo học những ngành nghề cao quý mà nhiều thế hệ trẻ mong ước (Giáo viên, Bác sỹ và Luật sư), xét về tương lai, tiền đồ rất sang lạn, vậy có phải đường rộng không đi lại đâm quàng vào bụi rậm?.
Nguyễn Khắc Toàn: Có thể nói rằng, để đi đến cái đích cuối cùng của đỉnh cao tiền tài, danh vọng thì có rất nhiều “con đường” khác nhau, trong đó mỗi chúng ta phải tự tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt và tôi cũng vậy, như bao người khác tôi đã tìm được cho mình một cách đi, đến giờ tôi rất mãn nguyện theo hướng đi này, tôi không ân hận về những gì mình đã lựa chọn.
Phạm Hồng Sơn: Tôi là người rất thích mạo hiểm và khám phá, tôi sẽ chứng minh bằng hành động cho các bạn thấy việc từ bụi rậm sẽ thành đường rộng sẽ không còn xa.
Lê Thị Công Nhân: Câu hỏi này rất hay, song quan điểm của tôi về vấn đề này rất thực dụng, tôi chỉ hỏi lại những người đồng môn khoa Luật quốc tế, K22, Đại học Luật Hà Nội với tôi rằng, sau chừng ấy năm cống hiến cho nghề cho nghiệp, đã có thể mua nhà, tậu ô tô chưa?. Nếu chưa, thì ta nên cần phân biệt lại đâu là đường rộng và đâu mới là bụi rậm.
Phạm Thị Hoài: Xin trân trọng cảm ơn quý vị đã tham gia buổi phỏng vấn.


 

 

 

3 nhận xét :

  1. Có thể nói rằng cuộc phỏng vấn của nhà văn Phạm Thị Hoài với 03 nhân vật của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Tác giả đã đặt ra những câu hỏi mà hầu hết mọi người cũng đang quan tâm và muốn tìm hiểu. Nội dung các câu hỏi xoáy sâu vào vấn đề cốt yếu. Các nhân vật của chúng ta cũng rất thẳng thắn, trả lời cũng rất vô tư, giải đáp được những câu hỏi có phần nhạy cảm của tác giả. Qua đó tác giả và người đọc cũng có thể rút ra một kết luận chung rằng: Hoạt động dân chủ cũng là một nghề, cũng chịu nhiều rủi ro nhưng kiếm cũng khá nhiều tiền, mãnh đất màu mở này vẫn còn nhiều cơ hội cho nhiều người có tham vong làm giàu nhưng đồng thời cũng phải chịu nhiều khó khăn, môi trường cạnh tranh khốc liệt, thương trường là chiến trường... Hi vọng nhà văn sẽ có thêm nhiều bài phỏng vấn như thê này nữa. Chúc tác giả và 03 nhân vật của chúng ta mạnh khỏe!

    Trả lờiXóa
  2. Đọc xong nội dung trong bài trả lời phỏng vấn của Cô Phạm Thị Hoài mình đang suy nghĩ xem có nên tìm đến gặp chú Khắc Toàn, anh Hồng Sơn hay bạn Công Nhân để thỉnh giáo về việc đi theo "nghề hoạt động dân chủ" hay không? vì mình cũng tầm tuổi với bạn Công nhân, cũng học hành tử tế, có công ăn việc làm, nhưng đúng như lời bạn Công Nhân nói "đến nay nhà cũng chưa và ô tô cũng chẳ thấy ở đâu". Vậy mà mình vẫn vui và thấy cuộc sống này rất có ý nghĩa, không bao giờ phải nằm gác tay lên trán suy nghĩ "Liệu sáng mai thức dậy ta còn ngủ ở nhà mình hay cũng đang ngủ ở nhà, cái nơi mà người ta thường gọi là nhà tù ấy"? Còn với bạn Công Nhân thì thế nào? có lẽ bạn ấy là người biết rõ nhất về bản thân mình.

    Trả lờiXóa
  3. Ha ha... khôi hài thật!
    Sự thật dẫu mất lòng nhưng nó mãi vẫn là sự thật.
    Đọc câu trả lời cuối của LTCN và liên tưởng tới khuôn mặt dễ thương, tròn tròn, ú ú trong tấm hình mừng sinh nhật (ở trang danchuleaks) mà thấy LTCN quả là anh thư siêu phàm thật

    Trả lờiXóa

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4