Nhãn:

Thanh Thanh - Nếu “Bụt cứ ở trên Chùa thì Gà đâu mổ vào Chân”.!.




Qua bài viết : “Xin đừng dùng “đầu bò trị đầu bướu” làm hại dân” của Huy Chương, thiết nghĩ cần xử lý nghiêm những công an xã Kim Nỗ, người gây ra cái chết cho ông Nguyễn Mậu Thuận do đánh gãy xương sườn số 6,7,8 bên trái, hai đùi bầm tím …. vào ngày 30/8/2012 vừa qua.


Vụ án này và vụ án làm ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội (đã xử) bị … đúng là đang dóng lên hồi chuông Công an “không được dùng bạo lực, bức ép cung, nhục hình”. Công an cần chấn chỉnh lại tư cách, tác phong, đối xử văn minh lịch sự, nhân ái với nhân dân. Và thực tế cũng cho thấy rằng, đạo đức xã hội nói chung đang xuống cấp trầm trọng, lối sống buông thả của bộ phận không nhỏ trong xã hội, không ít người dân Việt Nam hiện nay quá xem thường pháp luật, văn hóa… không có ý thức xây dựng, thậm chí không biết tôn trọng chính bản thân mình. Không ít người, cái tốt không thấy học, toàn là học cái thói côn đồ, trộm cắp, gây rối, đánh người gây thương tích, dùng bia rượu quá đà, chửi bới thô tục kể cả nơi cơ quan công quyền, xem trời bằng vung, xem thường pháp luật.


Vụ án ông Nguyễn Mậu Thuận đang điều tra. Tôi xin nêu lên vụ án Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội để làm rõ thêm sự xuống cấp về đạo đức, lối sống tinh tướng, xem thường pháp luật không chỉ của nạn nhân mà của không ít người dân Hà thành dẫn đến hệ lụy cho bao nhiêu người đau khổ.


Vụ án ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội : Diễn biến dẫn đến cái chết đã được báo chí chính thống và lề trái đưa tin. Thử hỏi, nếu khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 28/2/2011 sau chầu rượu “chào buổi sáng”, nạn nhân ngồi sau xe mô tô BKS 29S8-7847 do ông Phạm Quân Hùng (SN 1964, ở ngõ 26 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội) điều khiển khi lưu thông trên đường không đội mũ bảo hiểm tiếp tục đi tăng hai. Khi đang lưu thông bị tổ công tác của ông trung tá công an Nguyễn Văn Ninh yêu cầu dừng xe, xử phạt người điều khiển phương tiện (người cầm lái, không phải phạt ông Tùng) 150 ngàn đồng vì lỗi “chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm” theo đúng luật. Nếu nạn nhân Tùng đội Mũ bảo hiểm, hoặc lỡ rồi thì chủ xe nên nạp phạt, hoặc chủ xe không nạp phạt thì ông Tùng cứ im lặng (vì ông Tùng không phải người điều khiển, pháp luật chỉ xử lý với người điều khiển) để xử lý theo pháp luật thì đâu có chuyện gì xảy ra. Nhưng vốn tính “anh hùng” và đã “tê tê rượu” nên cả hai lên tiếng nhục mạ tổ công tác. Chủ xe Phạm Quân Hùng còn chống đối người thi hành công vụ, không chịu ký biên bản và lấy xe chở nạn nhân (ông Tùng) đi uống rượu tiếp (tăng 2) tại chợ Trương Định, tăng 2 có thêm bạn tham gia uống rượu là ông Bạch Chí Cường. Đến 15h cùng ngày, sau chầu uống rượi thứ 2 ông Hùng chở nạn nhân và ông Cường quay lại vị trí tổ công tác làm việc buổi sáng để gặp Nguyễn Văn Ninh xin nộp tiền phạt, mức 100 nghìn đồng. Họ đề nghị được hủy biên bản vi phạm và lấy lại giấy đăng ký xe. Với cách hành xử không tôn trọng luật như trên, thì người dân bình thường cũng không chấp nhận với những “anh hùng nát riệu” này. Ông Nguyễn Văn Ninh không đồng ý. Ông Tùng và ông Hùng (chủ xe) đã có lời nói lăng mạ, rồi cả 2 người bỏ đi. Một lúc sau, ông Tùng quay lại tiếp tục có lời lẽ nhục mạ, chửi bới rồi bỏ chạy. Thấy vậy, Nguyễn Văn Ninh đã bắt giữ bằng cách túm tóc gáy ông Tùng giật lại, … ông Tùng ngã nghiêng mặt xuống đất. Sau đó, ông Tùng bị khóa tay và đưa về trụ sở Công an phường… Tại đây, ông Tùng kêu đau, mãi tới khoảng 21h30, tức là 12 giờ sau kể từ khi bị đánh, ông Tùng mới được đưa đi bệnh viện bằng xe tải. Ông Tùng bị còng tay đến tận phòng cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai, sau đó phải chuyển lên Bệnh viện Việt - Đức. Sau một tuần nằm điều trị, ông Tùng đã tử vong vào ngày 8-3-2011


Khách quan nhìn vào, nạn nhân uống rượu cả ngày, đã say là thêm một lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ. Nạn nhân dùng lời nói thóa mạ, xúc phạm cán bộ công quyền…. Được biết, nạn nhân (Trịnh Xuân Tùng, SN 1958, trú tại 252 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, có vợ trẻ và 02 cô con gái. Ông đẹp trai nhất nhà nên rất hay ham vui uống rượu, rất phong lưu, được nổi tiếng về đào hoa, phong tình …. Hai cô con gái rươu của ông cũng nổi tiếng là biết ăn chơi, ăn diện. Cô chị là Trịnh Kim Tiến rất nhiều bạn trai, rất thoáng trong quan hệ gái trai, gọi là phong cách rất Tây). Đánh giá cụ thể, sự việc phạt giao thông trên không liên quan gì tới nạn nhân Tùng, nhưng cách hành xử thiếu văn minh lịch sự, tinh tướng, xem thường pháp luật của nạn nhân mới xảy ra vụ án này. Qua đây, xin quý vị hãy một lần đến Hà Nội mà “ngưỡng mộ” cách hành xử “văn hóa hoang giã” không ít công dân Hà thành, điều này rõ nhất trên trang mạng Youtube thì thấy nét văn hóa đặc biệt ...


Việc xử lý Nguyễn Văn Ninh bị tước quân tịch, đảng tịch, 4 năm tù giam dù đã tự nguyện bồi thường 500 triệu cho gia đình nạn nhân dù thấy đúng người đúng tội. Nhưng vẫn thấy cách hành xử thiếu văn minh, lịch sự và xem thường người dân của ông Ninh. Nếu ông Ninh không quá “nhiệt tình” túm tóc, kéo ngược lại, làm nạn nhân té mà hãy để nạn nhân Tùng chạy đi thì đâu có án mạng xảy ra. Khi nạn nhân Tùng kêu đau, không đưa đi cấp cứu ngay cho thấy sự vô trách của Công an phường Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nhiều người cho rằng, không ít người dân “Thủ đô” (kể cả công chức và người dân) cần vào học cách ứng xử, văn hóa của Sài Gòn.


Thực tế dù những người này có phạm tội hình sự đi chăng nữa thì trong quá trình điều tra, công an cũng không được ép cung, nhục hình, tra tấn dẫn đến những cái chết thương tâm, nếu họ có tội thì pháp luật sẽ xử. Mong rằng, qua những vụ án này, công an hãy tự soi lại bản thân mình, hãy đặt mình vào tâm trạng người thân của những nạn nhân đã bị chết trên.


Hay tự nhìn vào những “tấm gương” sau:


(1) Bị nhân dân lên án, bị nhận hậu quả do hành vi phi pháp của mình gây nên như: trung tá Nguyễn Văn Ninh - CA phường Thịnh Liệt, Hà Nội, 04 công an xã Kim Nỗ: Hoàng Ngọc Tuyên, 32 tuổi, Phó ban công an xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh); và 3 công an viên: Nguyễn Trọng Kiên, 21 tuổi, Đoàn Văn Tuyến, 29 tuổi, và Hoàng Ngọc Thức, 24 tuổi theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” dẫn đến chết người.


(2) hay noi gương những người Công an quyên mình hy sinh trong đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ bình yên cho nhân dân, được nhân dân mến yêu, kinh phục, để tiếng thơm cho muôn đời sau như: - Thiếu tá Trần Duy Nghĩa chết để bảo vệ dân và đồng đội khi đang thi hành công vụ, bảo vệ hiện trường vụ án, ngăn ngừa tai nạn cho dân và đồng đội ở TX Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái; - Trung tá Nguyễn Văn Thanh bị chém trọng thương, khi bất chấp nguy hiểm tới tính mạng, đã tay không lao ra ngăn hai tên côn đồ hung hãn dùng dao truy sát anh Ngô Bá Sáng (23 tuổi) để anh Sáng chạy vào nhà mình thoát hiểm; - Binh nhất Đỗ Đăng Long, công tác tại phòng PC 65 công an TP Hải Phòng hy sinh khi tuần tra, truy đuổi bắt bọn buôn bán ma túy và anh Long đồng chí bị trúng 7 viên đạn găm vào tim, phổi, làm gãy xương sườn, nên đã hy sinh sau đó; - Trung úy Đỗ Mạnh Linh, công tác tại Công an tỉnh Hòa Bình hy sinh khi tham gia bắt tội phạm ma túy…v.v


 Từ những vụ án trên, Công an phải hiểu rằng, không được chỉ lo cho lợi ích cá nhân hay phục vụ nhóm lợi ích, không được đi cưỡng chế đất của dân cho các dự án kinh tế tư nhân, tập đoàn kinh tế … mà công an là từ nhân dân mà ra hãy xin hãy tĩnh tâm suy nghĩ lại, hãy vì nhân dân phục vụ. Xin hãy nhớ “Hết quan hoàn dân”. Đồng thời mong mọi người dân cũng phải biết “không nên dùng rượu bia, thói côn đò, tinh tướng, xem thường sức khỏe, tính mạng người khác, hay xem thường pháp luật để lại hậu quả đau lòng, bản thân thì phải lìa cõi trần đã đành, nhưng để lại nỗi đau cho gia đình, người thân và người khác cũng bị vạ lây. Cái thói anh hùng “rởm” sẽ hậu quả: “nhà mình thằng khác ở, vợ mình thằng khác xài, con mình thằng khác sai, tài sản để lại cho thằng khác hưởng…”. Thiết nghĩ, nếu “Bụt cứ ở trên Chùa thì Gà đâu mổ vào Chân”.


Thanh Thanh


12/09/2012








---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Huy Chuong
Ngày: 08:56 Ngày 07 tháng 9 năm 2012
Chủ đề: Re: [Thảo Luận Chính Trị] Sự thật là sự thật..., Xin đừng dùng “đầu bò trị đầu bướu” làm hại dân.
Đến: thanhthanhdc8@gmail.com
Vào 14:30 Ngày 06 tháng 9 năm 2012, Huy Chuong  đã viết:
               Xin đừng dùng “đầu bò trị đầu bướu” làm hại dân.

 

1. Vụ án làm chết ông Nguyễn Mậu Thuận: Cái chết của ông Nguyễn Mậu Thuận do bị gãy xương sườn số 6,7,8 bên trái, hai đùi bầm tím, sưng vù và thêm vào là nạn nhân có bệnh sơ gan, trong tình trạng say rượu và khi bị ngoại lực tác động gây ngừng tim dẫn đến tử vong. Tức là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ông Thuận là do Công an xã Kim Nỗ đánh. Đây lại dóng lên hồi chuông “không được dùng bạo lực, bức ép cung, nhục hình” của Công an. Công an cần chấn chỉnh lại tư cách, tác phong, đối xử văn minh lịch sự, nhân ái với nhân dân.

Dù rằng, ngày 04/9/2012, Trung tá Trần Hải Quân - Trưởng công an huyện Đông Anh, Hà Nội - cho biết, cơ quan công an huyện đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 4 (thằng) cán bộ Công an xã Kim Nỗ gồm: Hoàng Ngọc Tuyên, 32 tuổi, Phó ban công an xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh); và 3 công an viên: Nguyễn Trọng Kiên, 21 tuổi, Đoàn Văn Tuyến, 29 tuổi, và Hoàng Ngọc Thức, 24 tuổi theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” dẫn đến chết người.Ngày 31-8, Công an huyện Đông Anh cũng đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người, bắt tạm giam 4 đối tượng này.

Thiết nghĩ, việc đưa những công an xã tuổi đời còn rất trẻ, thì nghiệp vụ, cách ứng xử, đạo đức lối sống … sẽ còn thấp làm việc với ông Thuận trong lúc đang say rượu và đã lớn tuổi thì khó đạt được kết quả và không được ông Thuận tôn trọng. Nếu Công an làm việc có tình, có lý, đúng pháp luật và đưa Công an lớn tuổi, am hiểu pháp luật làm việc với ông Thuận, hay thấy ông Thuận say rượu thì để hôm sau làm việc…. thì có lẽ không có sóng gió hôm nay.

Ngược lại, nếu ông Thuận không say rượu, không đánh bà Đoàn Thị Bút (54 tuổi) gây thương tích, khi lên bót (đồn công an) không xem thường những công an xã trẻ con, không chửi bới, nhục mạ, chống đối… những công an này thì có lẽ không bị còng, bị đánh như vậy dẫn đến phải lìa khỏi cõi đời này. Những lần tôi về Việt Nam, chúng tôi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lẫn Biển Đông tại TpHCM cũng bị công an bắt vào bót, nhưng đâu có bị đánh đâu, hay là công an TpHCM còn văn minh, trí thức, hay cách ứng xử lịch sự của chính mình. Nhưng các bạn nên biết, gặp công an phải biết xử lý linh hoạt, phải thể hiện là người văn minh, lịch sự, am hiểu pháp luật, phải biết nhu- cương, phải biết dùng lý lẽ, thậm chí thuyết phục cho họ thấy cái đúng, sai và ít ra họ phải nể mình phần nào… hay là những công an viên, công an xã Kim Nỗ kia là những “lại quả”, chưa được học qua lớp giáo dục công dân, hay chỉ là những tên “đầu bò” mà một số nơi còn thiếu văn minh thực hiện theo phương châm “Dùng đầu bò, trị đầu bướu” tức “dùng giang hồ trị giang hồ” và khi “đầu bò” gặp dân thì húc loạn xì ngầu như những “bò điên”, hậu quả đau lòng xảy ra.

Theo kết quả ban đầu: Công an xã Kim Nỗ đã tổ chức mời ông Thuận (trong trạng thái say rượu) lên trụ sở làm việc vì đánh bà Bút (mấy thằng này dốt quá, làm việc trong lúc họ say rượu, bị kích động mạnh thì chỉ vô ích, không có giá trị pháp lý). Khi đến trụ sở, các công an viên Nguyễn Trọng Kiên, Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn Tuyến đã sử dụng còng số 8 khoá tay ông Thuận ra phía sau rồi đưa ông Thuận vào ngồi ghế gỗ trong phòng làm việc (nếu không còng tay, có lẽ chỉ là võ miệng với nhau, không đến nỗi nổi máu giang hồ của cả đôi bên). Do ông Thuận có hành vi chửi bới và đe doạ (vì đã uống rượu) nên Kiên, Tuyến, Thức đã sử dụng 4 còng số 8 khoá 2 chân, 2 tay của ông Thuận vào chân ghế (đây là hành động trấn áp vô lối của công an xã, làm cho ông Thuận đang trong lúc có men rượu, kích thích mạnh càng thêm ức chế, kích động mạnh hơn và chống đối). Ông Thuận tiếp tục chửi bới, công an viên Nguyễn Trọng Kiên và Phó công an xã Hoàng Ngọc Tuyên đã dùng dùi cui cao su đánh liên tiếp vào đùi phải và đùi trái ông Thuận. Ông Tuyên còn bảo Kiên dùng hai chiếc bút bi kẹp vào các ngón tay của ông Thuận và bóp mạnh. Hoàng Ngọc Tuyên hỏi và Kiên ghi lời khai nhưng ông Thuận không ký biên bản. Ông Tuyên và Kiên tiếp tục đánh ông Thuận (những hành động man rợ, vô lối, bất nhân, vi phạm pháp luật không thể chấp nhận được của những công an viên này). Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, thấy ông Thuận có biểu hiện khó thở, ông Hoàng Ngọc Tuyên yêu cầu 2 công an viên Hoàng Ngọc Thức và anh Đoàn Văn Tuyến tháo khoá số 8, đưa ông Thuận lên giường trong phòng làm việc, dùng tay ép lồng ngực hô hấp nhân tạo cho ông Thuận, đồng thời gọi điện cho chị Nguyễn Thị Hạnh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kim Nỗ, đến cấp cứu. Sau khi đo nhịp tim của ông Thuận thấy nhịp đập rời rạc, không đo được huyết áp nên chị Hạnh đã yêu cầu đưa ông Thuận đến Bệnh viện đa khoa Đông Anh cấp cứu nhưng không kịp. Qua khám nghiệm, pháp y tử thi đã xác định, ông Thuận bị gãy xương sườn số 6,7,8 bên trái. Tài liệu của bác sĩ pháp y cũng cho thấy nạn nhân có bệnh sơ gan, trong tình trạng say rượu và khi bị ngoại lực tác động sẽ gây ngừng tim dẫn đến tử vong (Hậu quả một giây nhãn tiền cho những tên công an viên này, làm cho cả ngành công an chính quyền Việt Nam thúi lây).

 

2. Cần nhìn nhận khách quan: Vụ án làm chết ông Nguyễn Mậu Thuận tuy đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng chúng ta thấy vẫn rất đau lòng. Vì sao ngày càng nhiều người bị chết tại đồn công an, không ít công an đã quên vì nhân dân phục vụ. Trong 3 năm trở lại đây, có hàng chục trường hợp tử vong tại bót công an, trong trại tạm giam, trại giam. Điểm qua một số trường hợp bị cho là do công an bạo hành dẫn đến chết người. Đó là trường hợp của anh Hoàng Đạt Phước ở Phường Long Thạnh Mỹ, Q.9 Tp. HCM chết ngày ngày 19/2/2012 (liên quan đến vụ trộm xe máy, cơ quan công an cho biết khuya ngày 18/2 em trai anh sốt và lên cơn co giật nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên đến sáng đã tử vong)anh Lê Quang Trọng ở Can Lộc – Hà Tĩnh chết  ngày 19/3/2012 (vào nhà ông Lê Bảo ở xã Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh ăn trộm, bị bắt giam và sau đó gia đình nạn nhân được thông báo là anh này đã treo cổ tự tử trong phòng tạm giam); anh Nguyễn Quốc Bảo ở Hà Nội (chết vào tháng 1 năm 2010 tại CA quận Hai Bà Trung, Hà Nội, CA cho rằng phát hiện mang theo vũ khí thô sơ, có dấu hiệu sử dụng ma túy...anh Bảo bị một số điều tra viên khóa dang hai tay vào thành ghế băng gỗ bằng còng số 8, cùm chân... sáng hôm sau, cảnh sát phát hiện anh Bảo ho khan, thở phì phò... nên đưa vào bệnh viện và đã tử vong ngay sau đó); anh Nguyễn Công Nhựt huyện Bến Cát, Bình Dương (chết tháng  4 năm 2011 tại CA huyện Bến Cát, Bình Dương cho là Nhựt treo cổ tự tử); ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội (chết vào tháng 2 năm 2011 do bị CA phường Thịnh Liệt, Hà Nội kéo té ngang, gập đầu xuống đất và cú té ngã bị gãy đốt sống cổ, chết tại bệnh viện sau 1 tuần điều trị. Trước đó do nạn nhân khi lưu thông trên đường bằng xe môtô uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm, bị tổ công tác không chịu ký biên bản, bỏ đi uống rượu tiếp từ sáng tới chiều rồi mới quay lại đòi nộp 2/3 (100/150 ngàn) số tiền phạt để xóa biên bản và lấy giấy tờ xe, song song đó ông Tùng còn dùng lời nói thóa mạ, xúc phạm cán bộ công quyền… và kết quả bị túm tóc, té xuống đất, còng tay và gãy cổ…). Hậu quả, ông Tùng chêt, ông Nguyễn Văn Ninh bị tước quân tịch, đảng tịch, lãnh thêm 4 năm tù giam dù đã tự nguyện bồi thường 500 triệu cho gia đình nạn nhân.….

3. Đây là những cái chết được nhiều người biết đến. Có lẽ con số đó là nhỏ nhoi so với tỷ lệ dân số, hay tai nạn giao thông, nhưng tình trạng bạo lực nghiêm trọng xảy ra tại cơ quan công quyền đáng phải suy nghĩ tới vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp của công chức Việt Nam, cách hành xử, mục đích và tính chất công việc của Công an nói riêng và của cán bộ công chức Việt Nam nói chung có phải vì dân tộc, vì đất nước hay không, hay chỉ vì lợi ích cá nhân và lớn hơn tý nữa là lợi ích của “nhóm lợi ích”, “nhóm tư bản đỏ” như ông Tổng bí thư của Việt Nam phát biểu nhiều lần trong thời gian qua nhằm chỉnh đốn, vực dậy ĐCS mà qua một thời gian dài không rèn luyện đã không ít đảng viên thoái hóa biến chất…. Tuy rằng, những hành vi vi phạm pháp luật đã có luật pháp phán xét, phải chịu trách nhiệm với tội ác mình gây ra, chịu với bản án pháp luật và lương tâm, vấn đề để lại cái đức hay cái họa cho hậu thế mai sau. “Trồng cây nào, cho quả đó”, “Gieo gió ắt gặp bão”, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” và thực tế “hậu quả một giây nhãn tiền”.

Dù đây chỉ là số nhỏ công an sử dụng các hình thức đánh đập để tra tấn nhằm thị uy hoặc ép cung, dẫn đến cái chết thương tâm, hậu quả nghiêm trọng. Kiến nghị các cơ quan chức năng lên tiếng đối với việc xử lý nghiêm khắc đối với lực lượng công an nếu sử dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ để đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp và buộc họ phải thực hiện đúng là đầy tớ của nhân dân, nếu không thì cũng không được làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân…

Những cái chết trên, chúng ta thấy rằng, tình trạng đạo đức xã hội nói chung đang xuống cấp ngày càng trầm trọng.  Có không ít người dân xem thường pháp luật, xem thường cơ quan công quyền, tự do vô tổ chức, lộ rõ bản chất lưu mạnh. Những vụ án trên, thực tế đều có một phần là lỗi của người bị hại. Nếu làm ăn lương thiện, không trộm cắp, tiêu thụ hàng gian, mua bán, sự dụng ma túy. Nếu không gây rối đánh nhau, không nhậu say xỉn, khi lên bót công an làm việc thì bình tĩnh, không chửi bới, la hét, xúc phạm người công cán…

Nhìn chung, mọi người biết giữ mình, biết tôn trong pháp luật và người khác sẽ không xảy ra sự việc đau lòng như trên.

Huy Chương

06/9/2012



 

 

 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4