Nhãn:

Văn Đức - NHỮNG Ý KIẾN NHỎ VỀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU VÀ MỘT SỐ VỊ TRÍ THỨC



Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam, là nhà toán học nổi tiếng với những công trình về toán học. Những đóng góp của Ngô Bảo Châu có ý nghĩa rất lớn đối với ngành toán học trong nước và thế giới, tên tuổi của ông đã được Việt Nam và các nước trên thế giới vinh danh, ông thực sự là tấm gương để các thế hệ phía sau học tập.


Những cống hiến to lớn của Gs. Ngô Bảo Châu là điều ai cũng phải ghi nhận và khỏi phải bàn nhiều, tuy nhiên có một số vấn đề liên quan đến Giáo sư mà bản thân xin mạng phép lạm bàn đôi chút để mọi người cùng xem xét, đánh giá đồng thời qua đây cũng xin có một vài ý kiến đóng góp đến Giáo sư.


Thời gian gần đây, nếu những ai có chút quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội thì chắc đều biết vụ Cơ quan Công an tỉnh Long An có bắt giữ một nữ sinh trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh tên Nguyễn Phương Uyên. Sự việc đã làm hao tốn không ít giấy mực, gây nên sự lo lắng đối với gia đình, bạn bè, thầy cô và đặc biệt là sự quan tâm, chú ý của các cá nhân, tổ chức không có thiện chí đối với Nhà nước. Trong lúc sự việc đang nóng bỏng, thông tin hạn chế, chỉ có những lời đồn đoán trên mạng của các cá nhân, tổ chức này đã làm cho tình hình đã nóng lại còn nóng hơn. Dưới áp lực đó, cơ quan Công an tỉnh Long an đã chuyển quyết định tạm giam đối với Nguyễn Phương Uyên đến gia đình, trên đó có nêu rõ Phương Uyên bị tạm giam vì vi phạm điều 88 BLHS Việt Nam. Yên tâm vì đã xác định được nơi con mình đang ở nhưng lại càng lo lắng vì những việc mà con mình đã làm và càng hoảng loạn hơn khi có kẻ lợi dụng sương mù để quăng lựu đạn. Không lâu sau đó, một bức thư khẩn cấp được cho là của tập thể sinh viên cùng khóa với Phương Uyên ký tên gửi Chủ tịch Nước yêu cầu can thiệp để trả tự do cho Phương Uyên nhưng sau này đại diện nhà trường đã xác nhận bức thư đó là giả mạo vì hầu hết sinh viên có tên trong thư khẳng định là không tham gia. Tiếp sau đó, một bức thư cũng với nội dung tương tự như trên nhưng thành phần tham gia có chút đặc biệt, 144 vị trí thức của đất nước đã cùng đứng tên vào bức thư trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu.


Những việc làm của những trí thức trên thoạt nhìn thì cảm thấy đó là những hành động có ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm, thương cảm đối với một sinh viên tương lai còn đang rộng mở, những hành động đó hiện hữu tình cảm giữa con người với con người trong cái xã hội mà sự vô cảm càng ngày càng lấn át. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc nhìn nhận thì những việc làm của Giáo sư Ngô Bảo Châu và các vị trí thức trên có phần vội vàng, nôn nóng và có thể họ đã bị lợi dụng. Căn cứ nào để khẳng định điều đó?, xin thưa rằng có (hơi bị) nhiều.


Đầu tiên, các vị cho rằng bức thư của các vị là sự “tiếp theo thư của các cháu sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM gửi Chủ tịch Nước ngày 20-10-2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên…”. Nhưng chắc các vị cũng biết rằng bức thư đó là bức thư giả, không phải của sinh viên. Vô tình các vị lại “tiếp theo” (tiếp tay) và “hậu thuẫn” cho cái không phải là sự thật để tạo nên sự hiểu lầm trong dư luận. Chưa kể đến sự thiếu suy xét của các vị đã gây cản trở, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước. Nếu xét về pháp luật thì hành vi của Nguyễn Phương Uyên vi phạm tới đâu Nhà nước sẽ xử lý tới đó. Nếu xét về tình cảm thì cũng phải dựa trên mức độ vi phạm của hành vi để nói chuyện tình cảm, khi đó nếu các vị có viết thư gửi Chủ tịch Nước hay cơ quan nào khác để yêu cầu hay đề đạt nguyện vọng thì cũng thấu tình đạt lý. Còn các vị cho rằng Công an họ ghét những người yêu nước nên cần phải cầu cứu Chủ tịch Nước thì tôi cho rằng các vị hơi hồ đồ. Sao biết bao sinh viên họ không bắt mà chỉ bắt những người dán những đồng tiền vào truyền đơn để rãi hay chế tạo bom để khủng bố. Những người bị bắt là yêu nước thì mấy chục triệu dân còn lại không bị bắt là không yêu nước chắc?.


Thứ hai, các vị cho rằng các vị nắm được thông tin từ trên mạng và sử dụng những thông tin đó để kiến nghị lên Chủ tịch Nước thì thử hỏi có thuyết phục được ai không?. Không thể nào đồng ý với cách thức thu thập và sử dụng thông tin như vậy, đặc biệt là với các vị mệnh danh là trí thức, giáo sư đầu ngành. Thông tin trên mạng như thế nào chắc ai cũng biết, một đống hỗn độn, thật giả đan xen, đủ thứ trò lừa, và ít ai đứng ra chịu trách nhiệm cho những thông tin đó. Trí thức thì phải làm sao cho khác người bình thường một chút, tức là phải giữ cho tình một trái tim nóng, một cái đầu lạnh để có đủ nhiệt huyết, sự tỉnh táo cần thiết khi đó tiếng nói của các vị sẽ giá trị hơn và cũng được sự đồng tình, ủng hộ của mọi người, sự tôn trọng của nhà cầm quyền.


Một góc nhìn khác, sự nỗi tiếng của Giáo sư Ngô Bảo Châu và các vị trí thức khác ít nhiều cũng tạo được uy tín nhất định trong xã hội. Chính sự uy tín ấy mà mỗi khi đất nước gặp những vấn đề nhạy cảm, phức tạp thì các cá nhân, tổ chức không thiện cảm với chính quyền muốn mượn cái danh của các vị để tạo áp lực đối với Nhà nước. Có thể các vị tham gia với mục đích vô tư, trong sáng và không vì động cơ cá nhân nào nhưng không ngoại trừ kẻ xấu lợi dụng uy tín của các vị để thực hiện mưu đồ cá nhân của họ. Các vị tham gia có thể đơn giản chỉ để thể hiện một phần trách nhiệm của người trí thức đối với xã hội, với cộng đồng đó là điều tốt và đáng để ghi nhận. Tuy nhiên, một khi lòng tốt của các vị bị lợi dụng thì kết quả có được là cái hoàn toàn khác, thậm chí còn trái ngược, lòng tốt sẽ bị nghi ngờ và tiếng nói không còn giá trị. Tư duy và nhãn quan về chính trị là điều không bắt buộc phải có đối với mỗi trí thức nhưng khi đã tham gia vào hoạt động mang tính chính trị thì ít nhất phải trang bị cho mình một số kiến thức về âm mưu, thủ đoạn cơ bản của kẻ xấu để khỏi biến mình thành con rối trong tay kẻ khác. Với sự vượt trội về tài năng, sự tĩnh táo cần thiết và một cái tâm trong sáng hi vọng những đóng góp của các vị sẽ góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh. Đừng để những trò lừa kiểu trẻ con, những việc làm vô nghĩa làm mai mọt đi cái tài năng và làm lu mờ đi cái nhân cách cao quý của người trí thức.


 


Văn Đức

3 nhận xét :

  1. Đúng rồi, là giáo sư, tiến sĩ hay nhà văn nhà báo gì đị nữa thì khi bàn luận một vấn đề có liên quan đến pháp luật thì phải dựa trên những qui định, những căn cứ pháp lí, chứng cứ có liên quan chứ không thể dựa vào những gì gọi là cảm giác hay niềm tin của cá nhân được. Nói phải theo lý lẽ chứ không thể theo sự mách bảo của con tim hay sự mách bảo bảo kẻ khác.

    Trả lờiXóa
  2. Với sự tôn trọng đặc biệt dành cho GS NBC vì những gì ông đã làm được cũng như sự ghi nhận của thế giới và Nhà nước VN về ông, tôi không tin đích danh GS đứng tên ký vào thư kiến nghị trên, nhiều khả năng do một thế lực nào đấy, muốn mượn danh của GS cũng như những vị trí thức khác để thực hiện một âm mưu thâm độc hơn. Nhưng cũng không loại trừ nó do chính một vị trí thức "đáng kính" trong danh sách 144 người làm ra, mọi người nên suy xét cẩn trọng!!!thay vì sử dụng ngòi bút để tạo dư luận gây bất ổn tình hình đất nước, chúng ta hãy có những việc làm cụ thể, dù nhỏ nhất để đóng góp cho sự ổn định, phát triển đi lên của đất nước VN thân yêu.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ có thể một vị nào trong danh sách đó viết ra và mạo danh các vị còn lại, không thể có chuyện trong một thời gian ngắn lại xin được chữ ký của từng ấy vị và các vị ấy không ngồi một chỗ để chờ ký! Bình thường gặp được một vị cũng đã mất thời gian hẹn đi hẹn lại rồi => vô lý => ngụy tạo!

    Trả lờiXóa

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4