Nhãn: ,

Lời ru buồn cho những kẻ vọng ngoại


Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, từng bị chính quyền Hà Nội giam cầm trong nhiều năm, người đưa ra bản “lộ trình 9 điểm nhằm dân chủ hóa Việt Nam”, đang gia sức vận động các nhà dân chủ trong nước và các tổ chức, chính khách quốc tế nhất là Mỹ ủng hộ, gây sức ép với chính quyền cộng sản Việt Nam phải thay đổi, xóa bỏ sự lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN, thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng nhằm đưa đất nước phát triển thịnh vượng, đem lại các quyền tự do căn bản của con người.


Những ngày đầu tháng 4/2013, diễn ra sự kiện cuộc đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ- Việt Nam, bác sĩ Quế đã có những hoạt động rất đáng chú ý trước khi diễn ra phiên đối thoại, trong đó đáng chú ý là những khuyến cáo trước khi Đoàn đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ tới Hà Nội và cuộc điện đàm của Ông Quế với ông Daniel Baer, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Nhân quyền, qua cuộc điện đàm ông Quế trình bày về trực trạng dân chủ ở Việt Nam, hướng thay đổi thể chế chính trị và chính sách phát triển kinh tế, những vấn đề cần sự tác động, giúp đỡ của phía Hoa Kỳ gây áp lực buộc chính quyền Việt Nam phải thay đổi theo hướng lái của phía Hoa Kỳ và đại diện phía Hoa Kỳ đã ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của ông Quế. Tuy nhiên, từ khi diễn ra phiên đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ- Việt Nam đến nay, mặc dù ông Quế được sự tiếp sức của ông anh ở Mỹ khuếch trương thanh thế bằng hàng loạt chiêu trò, nhưng thực tế tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam thì vẫn như xưa, chẳng có gì là sáng sủa hơn, vẫn diễn ra những cuộc trấn áp với các nhà dân chủ, các cuộc gặp của các nhà dân chủ vẫn ngang nhiên bị ngăn cấm. Vậy, sự thật có đúng là bác sĩ Quế và phái đoàn đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ đã có sự hiểu biết lẫn nhau và phía Hoa Kỳ đã có những bước đi theo sự kỳ vọng của ông Quế và anh em của mình, nhất là ông Nguyễn Quốc Quân- chủ tịch tổ chức “Quốc tế yểm trợ cao trào nhân bản” tại Mỹ hay vẫn chỉ là chỗ để anh em nhà Quế tự huyễn hoặc bản thân, lòe bịp các nhà dân chủ trong và ngoài nước, để tự tô vẽ, lăng xê bản thân thành những nhân vật hàng đầu có thể đảm đương vai trò lãnh đạo đất nước thời hậu chế độ đảng cộng sản tại Việt Nam.
Một “lộ trình 9 điểm nhằm dân chủ hóa đất nước” của ông Quế đã ra đời được gần 10 năm rồi, nhưng đúc kết lại đã có mấy điểm phù hợp thực hiện trên thực tế; Ông Nguyễn Thanh Giang và nhóm “Tập hợp dân chủ đa nguyên” đã điểm trúng tim đen khi đánh giá, phân tích cực sắc bén để cho thấy bản lộ trình 9 điểm của ông Quế là viển vông, không có hy vọng khả thi hiện thực tại Việt Nam, đây không phải là lộ trình để đấu tranh cho dân chủ mà chỉ là một thứ sản phẩm đưa ra nhằm đánh bóng tên tuổi cho hai anh em nhà Quân- Quế mà thôi.
Tư tưởng đối lập, đối trọng với đảng cộng sản của ông Quế chủ yếu được tiến hành, thực hiện qua những cuộc gặp, điện đàm trao đổi, vận động chính giới Mỹ ủng hộ, đứng ra làm bình phong che chắn, ít thấy ông Quế có những hoạt động đối thoại, đối kháng trực tiếp với giới chính quyền Việt Nam hoặc đứng ra góp sức xây dựng phong trào dân chủ đoàn kết từ Nam ra Bắc, phải chăng là ông Quế quá tin tưởng vào sự giúp đỡ của Mỹ và coi thường khả năng của người Việt Nam hay đây là cách mà ông Quế muốn lợi dụng Mỹ để tạo cho mình có một sức mạnh độc tôn, để các nhà dân chủ trong nước phải kính trọng, từ tìm đến xin phò tá và có một chân trong bộ máy chính quyền của nước Việt Nam trong tưởng tượng của ông Quế.
Một số nhà dân chủ ở Hà Nội cho rằng những hoạt động vừa qua của ông Quế như một hành động chơi trội để dậy cho các nhà dân chủ khác một bài học về sự bùng nổ đúng thời điểm, nhưng sự chơi trội này thoáng nhìn thì có vẻ đang mang lại uy tín, nâng tầm ảnh hưởng cho ông Quế, nhưng nhìn xa trông rộng mới thấy vô vàn những bất lợi đang chờ đón ông đó chính là nhưng mâu thuẫn, bất đồng giữa ông với các nhà dân chủ khác vốn đã bất hòa lâu nay giờ như đổ thêm dầu vào lửa để thổi bùng những cuộc đua tranh, triệt hạ lẫn nhau để tranh giành ảnh hưởng.
Quan điểm vọng ngoại của ông Quế cho thấy ông Quế là con người thiếu tinh thần tự quyết dân tộc, khinh thường trình độ, trí tuệ, bản lĩnh của những người cùng dòng máu, dân tộc nói chung và những bạn hữu cùng chí hướng nói riêng, phụ thuộc và trông chờ quá nhiều vào sự giúp đỡ nhiều khi là thiếu thực tế, vô vọng từ ngoại bang. Hãy luôn nhớ rằng: ta là người Việt Nam, dòng máu Việt chảy trong người ta, ta phải có lòng tự tôn dân tộc để có thể đưa nước nhà tiến lên xứng tầm với thế giới. Nếu xem thường người Việt tức là tự mình xem thường bản thân mình đấy!
Công dân tự do- Hà Nội tháng 5/2013./.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

http://hosodanchu.blogspot.com Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep Dan chu va gai dep
1 2 3 4